MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

9 thói quen ăn uống gây viêm là "ngòi châm" bệnh tim mạch, tiểu đường, thậm chí cả ung thư

11-12-2023 - 09:26 AM | Sống

Dưới đây là một số thói quen ăn uống gây viêm, thậm chí là nguyên nhân dẫn đến bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư.

Hầu như tất cả mọi người đều từng bị viêm, mãn tính hay cấp tính. Nói một cách đơn giản, bạn có thể coi đó là phản ứng của cơ thể đối với một vết thương hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn. 

Một mặt, viêm là một phần thiết yếu trong cơ chế bảo vệ của cơ thể bạn. Khi bạn gặp một chấn thương cấp tính hoặc bệnh do vi khuẩn, hệ thống miễn dịch sẽ gửi các tế bào viêm đến vùng bị ảnh hưởng như một cách để bắt đầu chữa lành. 

Nhưng nếu cơ thể bạn bắt đầu gửi những tín hiệu này liên tục khi không bị chấn thương hoặc nhiễm trùng, đó có thể là dấu hiệu của tình trạng viêm mãn tính. Tình trạng viêm mãn tính, có thể kéo dài hàng tháng hoặc thậm chí hàng năm, là "ngòi châm" bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư

10 thói quen ăn uống gây viêm là "ngòi châm" bệnh tim mạch, tiểu đường, thậm chí cả ung thư - Ảnh 1.

Viêm là một phần thiết yếu trong cơ chế bảo vệ của cơ thể bạn. (Ảnh minh họa)

Vậy, trong các thói quen ăn uống hàng ngày, liệu có thói quen ăn uống gây viêm nào hay không? TS Lauren Manaker (chuyên gia dinh dưỡng tại New York), mới đây chia sẻ loạt thói quen ăn uống gây viêm là "ngòi châm" bệnh tim mạch, tiểu đường, thậm chí cả ung thư nhưng nhiều người không biết.

1. Ăn quá nhiều đường

Theo TS Manaker, ăn thực phẩm chứa nhiều đường thường xuyên có thể làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể.

Các loại đường bổ sung, đặc biệt là những loại có trong thực phẩm và đồ uống đã qua chế biến, có liên quan chặt chẽ đến tình trạng viêm nhiễm. Những loại đường này có thể làm tăng mức độ của các chất truyền dẫn gây viêm, gọi là cytokine.

Một báo cáo được công bố trên trang Frontiers in Immunology cũng nhấn mạnh, chế độ ăn nhiều đường bổ sung có thể góp phần gây ra các bệnh viêm nhiễm như viêm khớp dạng thấp, viêm ruột, vẩy nến và bệnh đa xơ cứng...

Đây là thói quen ăn uống gây viêm rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, nhiều người chưa thực sự để ý đến tác hại của nó.

10 thói quen ăn uống gây viêm là "ngòi châm" bệnh tim mạch, tiểu đường, thậm chí cả ung thư - Ảnh 2.

Ăn thực phẩm chứa nhiều đường thường xuyên có thể làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể. (Ảnh minh họa)

2. Không ăn đủ trái cây, rau củ

Nếu bạn đang bị viêm quá mức, đó có thể là dấu hiệu cho thấy cần kết hợp nhiều trái cây, rau quả vào chế độ ăn uống của mình.

TS Manaker cho biết, kết hợp trái cây và rau quả vào chế độ ăn uống là một trong những thói quen chống lại chứng viêm hiệu quả. Những thực phẩm này rất giàu chất chống oxy hóa, chất kháng viêm, làm giảm đáng kể các dấu hiệu viêm nhiễm trong cơ thể.

Một báo cáo được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ cho biết, ngoài giảm viêm, ăn nhiều rau củ quả còn cải thiện các tế bào miễn dịch, giúp tăng miễn dịch, sống khỏe mạnh hơn.

3. Ăn quá nhiều đồ ăn nhanh

Thức ăn nhanh thường được chiên và chế biến nhiều, đó là lý do tại sao TS Manaker khuyên bạn nên hạn chế tiêu thụ nếu muốn giảm viêm.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Cell cho thấy, chế độ ăn có nhiều đồ ăn nhanh gây ra phản ứng viêm, tổn hại hệ thống miễn dịch. Để có bữa ăn chống viêm hiệu quả, tốt nhất bạn nên tự nấu ăn trưa vừa đủ thay vì ăn hàng với những bữa quá lớn.

4. Ăn nhiều thịt chế biến hơn thịt tươi

Các loại thịt đã qua chế biến như thịt xông khói, xúc xích... chứa AGEs. Đây là một thành phần có thể gây viêm trong cơ thể.

AGEs được hình thành khi thịt bị cháy, thông thường xuất hiện ở các món thịt chiên hoặc nướng. Những hợp chất này có thể làm cho thức ăn có hương vị tuyệt vời nhưng không tốt cho sức khỏe tổng thể.

Đây là thói quen ăn uống gây viêm, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, thậm chí là ung thư. Tốt nhất, bạn nên tránh hoặc hạn chế tối đa loại thịt này. Thay vào đó hãy ăn thịt, cá tươi, protein chay như đậu phụ...

10 thói quen ăn uống gây viêm là "ngòi châm" bệnh tim mạch, tiểu đường, thậm chí cả ung thư - Ảnh 4.

Các loại thịt đã qua chế biến như thịt xông khói, xúc xích... chứa AGEs gây viêm. (Ảnh minh họa)

5. Sử dụng nhiều chất làm ngọt nhân tạo

Không chỉ đường bổ sung mà việc dùng thường xuyên những chất làm ngọt nhân tạo cũng là thói quen ăn uống gây viêm mạnh mẽ.

Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nature, tiêu thụ chất làm ngọt nhân tạo có thể thay đổi thành phần của vi khuẩn được tìm thấy trong ruột, đặc biệt là giảm đáng kể lượng vi khuẩn "tốt".

6. Nấu ăn với bơ thực vật

Nhiều loại bơ thực vật có chứa chất béo chuyển hóa, được biết là gây viêm toàn thân. Mặc dù bạn có thể tìm thấy nhiều loại không chứa chất béo chuyển hóa nhưng điều quan trọng là phải đọc nhãn để đảm bảo chắc chắn.

Một nghiên cứu từ Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ cho thấy, chất béo chuyển hóa có mối liên hệ chặt chẽ với tình trạng viêm nhiễm ở cơ thể con người.

10 thói quen ăn uống gây viêm là "ngòi châm" bệnh tim mạch, tiểu đường, thậm chí cả ung thư - Ảnh 5.

Nhiều loại bơ thực vật có chứa chất béo chuyển hóa, được biết là gây viêm toàn thân. (Ảnh minh họa)

7. Ăn nhiều bánh mì trắng

Thường xuyên ăn carb đã qua chế biến cao như bánh mì trắng rất dễ bị viêm. Theo một nghiên cứu được tìm thấy trên Tạp chí Mediators of Inflammation, carb đã qua chế biến và đường tinh luyện có thể làm tăng nguy cơ viêm toàn thân.

Điều này là do khi ăn carb với lượng đường bổ sung cao hơn, nó sẽ nhanh chóng làm tăng đường huyết. Khi cơ thể chúng ta hoạt động để xử lý các loại đường này, nó sẽ gây viêm.

8. Ăn đêm

Nếu ăn tối muộn hoặc ăn vặt trước khi đi ngủ, bạn có nguy cơ bị viêm nặng hơn.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí PLOS One đã tìm thấy mối quan hệ giữa việc ăn nhiều bữa vào buổi tối và mức độ viêm nhiễm gia tăng. Người ta cũng phát hiện mức CRP (một dấu hiệu sinh học tự nhiên của chứng viêm và các bệnh mãn tính khác) của chúng ta tăng lên theo số lượng calo tiêu thụ sau 5 giờ chiều.

9. Ăn quá nhiều thịt đỏ

Tiêu thụ quá nhiều AGE có liên quan đến việc gây viêm trong cơ thể. Một trong những nhóm thực phẩm có hàm lượng AGE cao nhất là thịt đỏ.

Mức AGE trong thực phẩm cũng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi phương pháp nấu ăn như nướng, chiên rán... Giảm tiêu thụ thịt đỏ và thay đổi cách chế biến sang dạng luộc, hấp, hầm... sẽ giúp bạn giảm viêm.

(Nguồn: Eat this, Nature, Cell)

Theo Tuấn Minh

Tổ quốc

Trở lên trên