9 triệu người tử vong mỗi năm liên quan tới biến đổi khí hậu
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo có thể ghi nhận hơn 9 triệu ca tử vong mỗi năm liên quan biến đổi khí hậu vào cuối thế kỷ này.
- 20-05-2023Nhà đầu tư “chê” chứng khoán quay sang chuộng vàng, chuyên gia khẳng định: “Đấy mới là dấu hiệu khởi sắc cho thị trường Mỹ”
- 20-05-2023"Đổi mạng" đi tìm giấc mơ Mỹ: Hé lộ hành trình tử thần, nơi sống chết được quyết định bởi... những tờ đô la
- 20-05-2023Nhìn lại những chu kỳ tăng lãi suất nhằm tìm manh mối cho hành động tiếp theo của FED
Thế giới cũng đối mặt nguy cơ thiếu nước khi sông hồ bị khô cạn.
Cảnh báo được Tổ chức Y tế thế giới đưa ra trong báo cáo Thống kê tình hình y tế thế giới hàng năm mới công bố.
"Tất cả các phương diện liên quan sức khỏe đều bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, từ nước, đất, không khí sạch cho đến lương thực và sinh kế", WHO nêu trong báo cáo "Thống kê y tế thế giới" hàng năm được công bố vào ngày 19/5.
Tổ chức này cảnh báo: "Sự chậm trễ thêm nữa trong giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu sẽ làm tăng các rủi ro sức khỏe, phá hoại những tiến bộ hàng thập kỷ trong y tế toàn cầu, và vi phạm các cam kết chung của chúng ta".
WHO cho biết mặc dù phát thải ít nhưng các nước châu Phi, các nước nghèo và các đảo quốc nhỏ lại phải đối mặt với những hậu quả y tế lớn nhất do biến đổi khí hậu.
Số ca tử vong liên quan đến các trận thiên tai như lũ lụt, hạn hán sẽ tăng lên. Trong khi một số nơi đang bị hạn hán nghiêm trọng, những nơi khác phải vật lộn với lũ lụt. Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi cũng có thể góp phần làm lây lan bệnh truyền nhiễm sang các khu vực mới.
Các nước châu Phi, những quốc gia nghèo đang phải đối mặt với nhiều hậu quả sức khỏe của biến đổi khí hậu. (Ảnh: Reuters)
Cảnh báo được WHO đưa ra trong bối cảnh một nghiên cứu đăng trên tạp chí Science vào ngày 18/5 cho hay, hơn một nửa số hồ tự nhiên và hồ chứa nước lớn trên thế giới đang bị cạn dần kể từ đầu thập niên 1990, chủ yếu do biến đổi khí hậu.
Các nhà khoa học đã xem xét gần 2.000 hồ lớn bằng dữ liệu vệ tinh cùng các mô hình khí hậu và thủy văn. Họ nhận thấy việc dùng nước không bền vững của con người, những thay đổi về lượng mưa và dòng chảy, quá trình lắng đọng trầm tích, và nhiệt độ tăng đã khiến mực nước các hồ giảm trên toàn cầu, 53% số hồ ghi nhận sự sụt giảm trong giai đoạn 1992 - 2020.
Nhóm nghiên cứu quốc tế nhận thấy, một số nguồn nước ngọt quan trọng nhất trên thế giới, từ biển Caspi nằm giữa châu Âu và châu Á cho đến hồ Titicaca ở khu vực Nam Mỹ, trong gần ba thập niên qua mỗi năm đã mất đi lượng nước khoảng 22 gigaton (1 gigaton = 1 tỉ tấn), bằng 17 lần lượng nước ở hồ Mead (hồ chứa nước lớn nhất của Mỹ).
Thông tin trên làm gia tăng nỗi lo về nguy cơ thiếu nước cho nông nghiệp, thủy điện và sinh hoạt hằng ngày của con người.
VTV