MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

96 đại biểu Quốc hội không đồng ý với đề xuất có thể gây thất thoát ngân sách 5.000 tỷ

Một số vị đại biểu đề nghị làm rõ trách nhiệm của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc chậm trễ ban hành các nghị định hướng dẫn luật, gây thất thoát 5.000 tỷ cho ngân sách nhà nước...

Tổng thư ký Quốc hội vừa có báo cáo tổng hợp kết quả phiếu xin ý kiến đại biểu Quốc hội về việc đề nghị Quốc hội không thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản từ ngày 1/7/2011 đến hết ngày 31/12/2013 và không thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước từ ngày 1/1/2013 đến hết ngày 31/8/2017.

Đât là nội dung đã được Chính phủ trình ngay từ đầu kỳ họp này, lý do chính là Chính phủ chậm ban hành các nghị định hướng dẫn đã làm cho các tổ chức, cá nhân phải nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và khai thác tài nguyên nước không có cơ sở thực hiện nghĩa vụ nộp tiền, các cơ quan quản lý nhà nước cũng không thu số tiền phải nộp (số tiền dự tính khoảng gần 5.000 tỷ đồng).

Đến nay, Chính phủ cho rằng việc triển khai thu đối với số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và tài nguyên nước nêu trên là không khả thi, có nhiều khó khăn, vướng mắc, do đó kiến nghị Quốc hội cho phép lùi thời gian thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước từ thời điểm luật có hiệu lực đến thời điểm nghị định có hiệu lực.

Theo Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội thì việc chậm ban hành nghị định hướng dẫn sẽ gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước gần 5.000 tỷ đồng nếu Quốc hội cho phép lùi thời gian thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và khai thác tài nguyên nước. Đây là số tiền không nhỏ trong điều kiện ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn.

Thảo luận ở tổ và hội trường quan điểm của đại biểu cũng rất trái chiều, việc ngân sách có thể thiệt hại gần 5.000 tỷ đồng được đại biểu rất quan tâm, song nhận được sự quan tâm không kém là xử lý việc này thế nào để Quốc hội không "mang tiếng" và không tạo ra tiền lệ xấu.

Sau đó, Tổng thư ký Quốc hội đã gửi phiếu xin ý kiến đại biểu Quốc hội về 2 nội dung còn có ý kiến khác nhau.

Về nội dung "không thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo quy định của Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 từ ngày 1/7/2011 đến hết ngày 31/12/2013; không thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định của Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 từ ngày 1/1/2013 đến hết ngày 31/8/2017" có 321/427 vị đại biểu (chiếm 75,18%) đồng ý. Không đồng ý là 96/427 (chiếm 22,48%).

Về nội dung "Quốc hội xem xét, quyết định nội dung "không thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và khai thác tài nguyên nước" tại một kỳ họp (kỳ họp thứ 8)" đồngý 333/427 (chiếm 77,99%), không đồng ý là 70/427 (chiếm 16,39%), không có ý kiến: 20/427 (chiếm 4,68%)

Tổng thư ký cũng phản ánh nhiều ý kiến đại biểu, bên cạnh quan điểm không thu là phù hợp thì có ý kiến cho rằng, việc đưa nội dung này vào ghị quyết của Quốc hội sẽ tạo ra tiền lệ xấu cho những trường hợp tương tự sau này.

Có ý kiến đề nghị làm rõ trách nhiệm của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc chậm trễ ban hành các nghị định liên quan, gây thất thoát 5.000 tỷ đồng cho ngân sách nhà nước.

Thực chất đây là việc sửa đổi hiệu lực của luật, nhưng việc sửa đổi này lại thực hiện bằng một nghị quyết kỳ họp, không phải văn bản quy phạm pháp luật, vị khác nêu quan điểm.

Theo chương trình kỳ họp, nội dung cho lùi thời gian thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và khai thác tài nguyên nước sẽ nằm trong nghị quyết chung của kỳ họp, được thông qua tại phiên bế mạc, chiều 27/11 tới đây.

Theo Hà Vũ

Vneconomy

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên