9X Bình Dương đánh liều lấy cá trắm làm nhân gói bánh chưng và nhận cái kết bất ngờ
Chàng trai 9X thay nhân thịt bằng cá trắm để gói bánh chưng, tiết lộ hương vị thế nào?
- 13-01-2024Bánh chưng không thể thiếu vào dịp Tết nhưng chớ ăn theo 4 kiểu sau vì dễ béo lại nguy hại sức khỏe
- 27-10-2023Cô gái khoe món bánh chưng nhân cá chép quê mình, dân mạng tưởng đùa nhưng không ngờ là đặc sản độc đáo
- 25-01-2023Nàng dâu năm đầu ăn Tết ở Đức: 'Đây là lần đầu tiên mẹ chồng mình gói bánh chưng sau 30 năm'
Bánh chưng, bánh tét là hai món không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của người Việt. Những ngày này, người ta cũng bắt đầu bàn tán xôn xao về những vấn đề xoay quanh hai loại bánh này. Đặc biệt là bánh chưng, khi năm nào cũng có vô vàn biến tấu từ không tưởng đến khó tin.
Giữa lúc cộng đồng mạng bàn tán sôi nổi, một tài khoản cũng góp vui khi chia sẻ trải nghiệm gói bánh chưng với nhân là cá. Bất ngờ nhất chính là hương vị của chiếc bánh.
Đem đam mê cá vào tận nồi bánh chưng
Bùi Xuân Hiếu (27 tuổi, đang sống tại Bình Dương) tự nhận bản thân là một người nghiện cá, anh thích nuôi cá, câu cá. Và mùa Tết năm ngoái, khi gia đình gói bánh chưng, anh đã mạnh dạn xin phép phụ huynh được gói một chiếc bánh với nhân cá trắm.
Theo như anh Hiếu chia sẻ, ý tưởng này chỉ xuất phát từ sở thích cá nhân. Về gói bánh chưng nhân cá trắm, anh Hiếu chỉ gói một cái, còn lại gia đình vẫn gói theo kiểu truyền thống. Được biết, các nguyên liệu cần thiết vẫn gồm gạo nếp, đỗ xanh, còn anh sẽ thay nhân thịt bằng khúc cá trắm.
“Trước khi gói cá thì mình làm sạch, rửa với muối và chanh để khử mùi tanh. Và cũng ướp thêm hạt nêm, muối, tiêu để cá ngấm gia vị cho đậm đà”, anh Hiếu nói.
Bánh chưng nhân cá trắm có tanh không?
Đến khâu luộc bánh, bánh nhân cá trắm vẫn được cho vào nồi luộc chung với những chiếc bánh chưng khác. “Mẹ mình cũng lo sợ sẽ làm tanh cả nồi bánh là hỏng Tết, nhưng may mắn không sao cả. Phải canh đến lúc luộc chín vớt ra mới bớt hồi hộp”, anh Hiếu nhớ lại kỷ niệm năm trước.
Để có thể chụp được rõ phần nhân cá trắm, anh Hiếu đành lấy dao xẻ ngang chiếc bánh hình vuông. Về hương vị, anh tiết lộ rằng vỏ bánh vẫn dẻo, thơm mùi nếp, tương tự như chiếc bánh chưng thông thường. Còn phần nhân cá khi nấu với đỗ khá lạ miệng. Song, anh Hiếu khẳng định rằng không hề tanh như lo sợ lúc đầu và xương cá như tươm, có thể ăn được luôn.
review bánh chưng nhân cá trắm của anh Hiếu
Trước đó, món bánh chưng nhân lạ cũng gây xôn xao
Nói thêm về chiếc bánh chưng nhân cá trắm, anh Hiếu cho biết trước đó không hề biết rằng một số nơi có phong tục gói bánh chưng nhân cá. “Khi đăng lên mạng xã hội, có người nói quê của bạn ấy gói bánh chưng nhân cá chép gói vào rằm tháng 7 tôi mới biết”.
Nhắc đến bánh chưng nhân cá thì khoảng thời gian trước, cộng đồng mạng cũng được phen xôn xao trước đoạn clip bánh chưng nhân cá chép đồng. Theo như tìm hiểu, người dân ở huyện Na Ri, Ba Bể, Bắc Kạn thường gói bánh chưng nhân cá chép, là đặc sản của người Tày chỉ có vào rằm tháng 7.
Ảnh: Huyền Bún
Chưa hết, những năm trước, một số nơi cũng sáng tạo thêm khi dùng cá kho làng Vũ Đại, thịt bò Kobe, thịt cua Cà Mau hay cá hồi đưa vào nhân bánh chưng. Theo như những người đã trải nghiệm thì họ đánh giá rằng ngoài phần nhân độc lạ, hương vị của bánh chưng vẫn không thay đổi.
Ảnh: VietFood, Vua Cua
Suy cho cùng, việc biến tấu và thưởng thức các món ăn khác với thông thường thế nào sẽ phụ thuộc vào sở thích hay phong tục địa phương. Mỗi người, mỗi nơi sẽ có những cách thưởng thức khác nhau, góp phần làm phong phú nền ẩm thực Việt Nam.
Tổ quốc