MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ả rập Xê út đang kích hoạt "vũ khí dầu mỏ", đe dọa đẩy giá lên 150 USD

19-10-2018 - 09:52 AM | Tài chính quốc tế

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy nhà báo quốc tịch Mỹ bị sát hại trong Lãnh sự quán Ả rập Xê út tại Thổ Nhĩ Kỳ dẫn tới việc Vương quốc Hồi giáo này có thể kích hoạt "vũ khí dầu mỏ".

Ả rập Xê út đang đẩy lùi những cáo buộc từ cộng đồng quốc tế bằng việc nhấn mạnh "vai trò quan trọng của mình với nền kinh tế toàn cầu". Nhà xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới này chắc chắn sẽ không ngồi yên trong trường hợp bị phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt, dẫn tới việc dầu thô có thể tăng giá phi mã vì thiếu hụt nguồn cung.

"Chúng tôi tin rằng các nhà lãnh đạo Ả rập Xê út sẽ triển khai vũ khí dầu mỏ, dù rất miễn cưỡng. Việc làm này sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng ổn định và đáng tin cậy nhất thế giới mà Ngân hàng Trung ương nước này đang nỗ lực xây dựng", nhà phân tích của RBC viết trong báo cáo mới. Tuy nhiên, động thái này của Ả rập Xê út sẽ làm chậm những áp lực của Mỹ nhằm vào Iran.

Ả rập Xê út là quốc gia xuất khẩu dầu thô nhất thế giới. Thời gian qua, quốc gia này tiếp tục thể hiện vai trò quan trọng trong việc duy trì nguồn cung toàn cầu khi các biện pháp trừng phạt của Mỹ nhằm vào dầu thô Iran có hiệu lực vào tháng tới. Theo yêu cầu từ Chính quyền của Tổng thống Donald trump, Riyadh đa đồng ý tăng sản lượng dầu vào hồi đầu năm nay.

"Vương quốc này dường như đã tiến rất gần tới giới hạn mà họ mong muốn. Tuy nhiên, việc hạn chế xuất khẩu dầu cũng là một lựa chọn có chủ ý", các nhà phân tích nhấn mạnh.

Dù các nhà phân tích không tin Riyadh sẽ khi quá xa, tới mức gây ra một cuộc khủng hoảng về nguồn cung dầu mỏ nhưng Vương quốc Hồi giáo này có thể sử dụng nó để tạo các áp lực chính trị. Trong quá khứ, liên minh do Ả rập Xê út dẫn đầu từng giảm sản lượng dầu xuất khẩu vào Mỹ để phản đối sự ủng hộ của Washington với Israel trong Chiến tranh Yom Kippur trong những năm 1970.

Ả rập Xê út và các thành viên OPEC khác đã giảm khoảng ¼ tổng sản lượng dầu mỏ trong năm đó, gây ra một cuộc khủng hoảng năng lượng trên quy mô toàn cầu. Giá dầu khi đó đã tăng gần gấp 4 lần, lên khoảng 12 USD/thùng vào năm 1974 so với mức 3 USD/thùng 2 năm trước đó. Tuy nhiên, sau khi không đạt được mục đích, lệnh cấm vận và cắt giảm sản lượng đã được dỡ bỏ.

Caroline Bain, chuyên gia kinh tế hàng đầu tại Capital Economics, đồng ý rằng Riyadh sẽ không muốn đi lại con đường đó vào lúc này. Tuy nhiên, Bain cho biết chi phí năng lượng có thể tăng gấp đôi vào cuối năm nay.

"Điều này không quá khó xảy ra nhất là khi Ả rập Xê út cắt giảm sản lượng. Lượng dầu thô từ Venezuela và Iran, hai nhà xuất khẩu dầu mỏ lớn, cũng đã giảm bởi các chính sách thù nghịch của Mỹ. Giá dầu cũng đã chứng tỏ sự nhạy cảm với việc thay đổi nguồn cung trong năm nay, tăng gần 20% kể từ tháng 8 do những lo ngại về sụt giảm mạnh sản lượng từ Iran khi lệnh trừng phạt của Mỹ có hiệu lực", Bain nhận định.

Linh Anh

CNBC

Trở lên trên