ABeam Consulting: Nổi bật với dịch vụ Xây dựng chiến lược và hệ thống giúp các công ty Nhật Bản phát triển bền vững
Môi trường kinh tế xã hội trong thế kỷ 21 thay đổi chóng mặt với những sự kiện không lường trước được. Và để ứng phó với xu thế mới, các tập đoàn và các chính phủ trên toàn cầu liên tục xây dựng quy tắc, luật lệ và nhiều hướng đi mới, nhằm mục đích mang lại lợi ích cho toàn thế giới trong 20 hoặc 30 năm tới.
- 12-01-2023Báo Đức: Ngày càng nhiều doanh nghiệp Đức muốn hoạt động tại Việt Nam
- 12-01-2023Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang thăm, chúc Tết tại Khánh Hoà
- 12-01-2023GDP bình quân Việt Nam từng bị Lào bỏ xa 30 bậc trên thế giới, hiện cao hơn bao nhiêu bậc?
Doanh nghiệp nào có khả năng thích nghi với quy tắc mới, nhanh chóng áp dụng các hướng đi mới sẽ nhìn thấy những cơ hội phát triển sáng tạo và vững mạnh, và hạn chế được các rủi ro trong việc vận hành và quản lý. Thấy được những tiềm năng phát triển đó, ABeam Consulting đưa ra các giải pháp, dịch vụ thống nhất từ xây dựng chiến lược đến triển khai, tìm kiếm các nguồn giá trị doanh nghiệp để tăng cường khả năng cạnh tranh và quan trọng là giúp doanh nghiệp quản lý vận hành bền vững theo xu thế thay đổi của thế giới.
Quản lý bền vững là gì?
Để tồn tại và phát triển trong bối cảnh kinh tế xã hội thay đổi mạnh mẽ, một công ty phải liên tục tạo ra giá trị thông qua đổi mới.Quản lý bền vững là khái niệm giúp đạt được thành tựu này, cho phép một công ty theo đuổi năng lực cốt lõi của riêng mình, liên tục có tầm nhìn dài hạn và hiểu được tầm quan trọng của công ty đồng thời thúc đẩy khả năng cạnh tranh, tăng giá trị doanh nghiệp và mang lại giá trị lớn hơn.
Quan điểm này chắc chắn không có gì mới đối với ngành công nghiệp Nhật Bản. Tuy nhiên, những năm gần đây, UNGC (United Nations Global Compact), Hiệp định Paris, SDGs (Sustainable Development Goals) và GRI*1 GRI Sustainability Reporting Standards, nằm trong số rất nhiều hướng dẫn nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Do đó, khi thực hiện các thương vụ mua bán sát nhập, thì các công ty đầu tư, khi tiến hành đánh giá cũng sẽ dựa trên các tiêu chí mới cụ thể là tiêu chí về việc quản lý bền vững của doanh nghiệp. Từ yêu cầu đó mà các công ty tại Nhật Bản đang nhanh chóng đưa vào hoạt động của bộ phận "Quản lý bền vững - Sustainable Management" để giúp đưa thông tin minh bạch rõ ràng năng lực cho các công ty đầu tư.
Phân biệt quản lý bền vững với CSR
Kể từ những năm 1990, các lĩnh vực CSR và tính bền vững đã trải qua những thay đổi lớn. Nhìn chung, có sự khác biệt lớn giữa CSR và quản lý bền vững về phạm vi hoạt động liên quan, trách nhiệm của công ty và phương thức hành động.
Các công ty lớn đang ngộ nhận về việc xây dựng hệ thống "Quản lý bền vững"
Nhiều công ty Nhật Bản cho rằng họ đang thực hiện "Quản lý bền vững" rất tốt bằng các hoạt động như: quan tâm đúng mức đến nhân viên, khu vực địa phương, xã hội và cộng sự. Tuy nhiên, có một thực tế là họ đã phản ứng một cách thụ động trước yêu cầu luật lệ mới của các đối tác cũng như của xã hội. Kết quả là vẫn còn một số vấn đề chưa được giải quyết với các công ty Nhật Bản như họ kì vọng.
Các nhóm dịch vụ từ ABeam khi hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện việc quản lý bền vững
ABeam Consulting cung cấp toàn bộ quy trình hiện thực hóa cơ sở hạ tầng quản lý và đo được hiệu suất hoạt động, đồng thời xây dựng trên nền tảng tích hợp khái niệm bền vững với quản lý kinh doanh.
Thay vì chỉ tư vấn chung về mặt cách thức chuẩn trong việc quản lý bền vững, ABeam sẽ xây dựng mô hình và quy trình làm việc cụ thể cho từng mô hình của từng doanh nghiệp, lựa chọn quy trình nào ưu tiên được thực hiện trước từ đó tiết kiệm được nguồn lực, ngân sách và đồng thời nâng cao năng lực nhân sự của doanh nghiệp.
ABeam Consulting có thể tư vấn cho nhiều quy trình khác nhau, từ chiến lược đến cơ sở hạ tầng hệ thống, bằng việc sử dụng công nghệ thông tin tiên tiến nhất.
Ba đặc điểm nổi bật từ ABeam Consulting trong việc quản lý bền vững như sau:
1. Xây dựng hệ thống vận hành hiệu quả trong việc trực tiếp triển khai và đồng hành cùng doanh nghiệp khi đi vào hoạt động để đảm bảo hiệu quả của hệ thống
2. Đề xuất các biện pháp phù hợp nhất để đáp ứng với hoàn cảnh, vấn đề và mục tiêu của công ty.
3. Tận dụng tối đa nguồn lực của doanh nghiệp để thúc đẩy thay đổi trong vận hành giúp nâng cao hiệu quả của Quản lý bền vững.
Nhịp sống thị trường