ACB dành gói vay 10.000 tỷ với lãi suất từ 7% hỗ trợ sản xuất
Ngay sau khi NHNN ra thông tin quyết định điều chỉnh lãi vay, sáng nay, ACB đã công bố gói vay 10.000 tỷ hỗ trợ sản xuất kinh doanh dành cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp chỉ với lãi suất từ 7%.
Ngay sau khi NHNN ra thông tin quyết định điều chỉnh lãi vay, sáng nay, ACB đã công bố gói vay 10.000 tỷ hỗ trợ sản xuất kinh doanh dành cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp chỉ với lãi suất từ 7%.
Đây là mức lãi suất ưu đãi được ACB điều chỉnh giảm so với trước đây để tạo điều kiện cho khách hàng có được nguồn vốn sản xuất kinh doanh trong 5 lĩnh vực cần được tập trung hỗ trợ hiện nay là công nghiệp hỗ trợ; nông nghiệp - nông thôn; kinh doanh hàng xuất khẩu; doanh nghiệp nhỏ và vừa; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Với khách hàng doanh nghiệp, anh Nguyễn Hoài Phương (Phó Giám Đốc KHDN) cho biết “từ đầu năm, ACB đã triển khai chương trình hỗ trợ vay dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đợt này, ACB tiếp tục mở rộng thêm gói 7.000 tỷ hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng kinh doanh trong quý 3, 4 với lãi suất chỉ từ 7%”. Gói vay này được triển khai toàn quốc và tập trung phát triển cho vay dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại khu vực Tp.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng và các tình lân cận
Với khách hàng cá nhân, ACB sẽ dành 3.000 tỷ cho vay. Cụ thể, ACB cho vay bình ổn giá đối với các lĩnh vực kinh tế Nông nghiệp nông thôn ngoài các TP lớn đối với khách hàng đủ điều kiện (vật tư nông nghiệp, hỗ trợ nông dân trồng trọt (lúa, cao su, cà phê), thu mua nông sản, lãi suất từ 6.5%. Riêng đối với khu vực TP.HCM, Hà Nội và các thành phố lớn cho vay hỗ trợ phục vụ kinh doanh lãi suất từ 8%. Anh Nguyễn Lê Nam (Giám Đốc sản phẩm tín dụng – Khối KHCN) cho biết thêm ngoài ưu đãi lãi suất, ACB còn tặng khách hàng kinh doanh các giải pháp tài chính, các gói dịch vụ chuyển tiền miễn phí rất đa dạng.
Được biết, trong 6 tháng đầu năm 2017, lợi nhuận trước thuế của ACB ước đạt 1.262 tỷ đồng, tăng 52% so với cùng kỳ năm 2016, đạt 57% kế hoạch lợi nhuận cả năm. Về quy mô Tổng tài sản, Dư nợ, và Huy động tăng trưởng lần lượt ở mức 14%, 11% và 11%. Bảng cân đối kế toán tiếp tục duy trì được khả năng thanh khoản cao với tỉ lệ Dư nợ/Huy động đạt mức 74%. Dư nợ tăng nhanh nhưng tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn được kiểm soát tốt, lần lượt đạt 1.1% và 2.2% và tiếp tục được tập trung xử lý tích cực bằng nhiều biện pháp. Đây có thể xem là một kết quả khả quan trong bối cảnh áp lực tăng lãi suất huy động, giảm lãi suất cho vay.