MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

ACV đã chuẩn bị 36.000 tỷ đồng vốn đối ứng cho dự án sân bay Long Thành

ACV đã chuẩn bị 36.000 tỷ đồng vốn đối ứng cho dự án sân bay Long Thành

ACV cho biết hiện đã chuẩn bị đủ đối ứng 36.000 tỷ đồng sẵn sàng cho dự án. Dự kiến, năm 2022 sẽ giải ngân khoảng 8.500 tỷ đồng cho dự án thành phần 3 và tiếp tục giải ngân trong các năm tiếp theo.

Sáng 6/4, Ban Chỉ đạo quốc gia Dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành đã tổ chức phiên họp dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Trưởng Ban Chỉ đạo.

Báo cáo tại cuộc họp, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) Lại Xuân Thanh, Chủ đầu tư Dự án sân bay Long Thành cho biết, sau 2 tháng ra quân, Dự án đã hình thành đại công trường nhộn nhịp, các mũi thi công được triển khai tối đa, thi công liên tục 3 ca, công tác điều hành dự án đã đi vào nề nếp.

Tại Phân khu 1 trụ sở hiện trường, các tổ, đội tiến hành giao ban hàng ngày, các báo cáo khối lượng được cập nhật liên tục, Ban Quản lý Dự án (QLDA) giao hàng tuần, Chủ đầu tư (ACV) tổ chức giao ban hiện trường hàng tháng và mời các chuyên gia của Bộ GTVT và các cơ quan đơn vị liên quan (cảng vụ, địa phương...) cùng tham gia.

Công tác huy động trang thiết bị, máy móc, nhân lực đạt yêu cầu với hơn 700 đầu máy, trang thiết bị được tổ chức thi công thành 32 dây chuyền đào đắp, sẵn sàng bảo đảm thi công 3 ca liên tục.

Sau khi hoàn tất công tác lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng ngày 16/3/2022, ACV cũng đã tổ chức khởi công ngày 30/3/2022 hạng mục cọc, nền móng nhà ga hành khách, công trình quan trọng nằm trên đường găng chính quyết định tiến độ của toàn bộ đại dự án.

Sau hơn một tháng thi công, công tác san nền đã hoàn thành toàn bộ các vị trí khoan cọc thử, song song với việc cập nhật tiến độ tại các báo trước tổng khối lượng đạt được đến hết tháng 3/2022 đạt 2,5 triệu khối đào đắp vượt 500.000 khối so với kế hoạch.

Việc huy động công suất tối đa thi công 3 ca có thể đạt 12.000 khối/dây chuyền/ngày với 32 dây chuyền tổng công suất thi công 3 ca máy/ngày đêm có thể đạt gần 400.000 khối một ngày đêm.

Tuy nhiên, do hiện trạng mặt bằng còn nhiều hạn chế "xôi đỗ" và thiếu mặt bằng tại các khu đắp, lu lèn, đắp đất dự trữ nên chưa phát huy hết công suất, một số dây chuyền còn hoạt động 1 ca, cầm chừng đợi mặt bằng.

ACV đã chuẩn bị 36.000 tỷ đồng vốn đối ứng cho dự án sân bay Long Thành - Ảnh 1.

Cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia Dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành


TỶ ĐỒNG VỐN ĐỐI ỨNG CHO DỰ ÁN

Ông Lại Xuân Thanh cũng cho biết, ACV đã chuẩn bị đủ đối ứng 36.000 tỷ đồng sẵn sàng cho dự án. Năm 2022, dự kiến ACV sẽ giải ngân khoảng 8.500 tỷ đồng cho Dự án thành phần 3, chủ yếu cho các gói thi công san nền từ cuối tháng 1/2022), thi công nhà ga hành khách, thi công khu bay từ tháng 12/2022 cũng như thiết kế kỹ thuật cho các hạng mục này.ACV ĐÃ CHUẨN BỊ 36.000 

ACV cũng chuẩn bị nguồn vốn để giải ngân giải phóng mặt bằng hệ thống giao thông kết nối. Giá trị giải ngân sẽ tăng dần lên 20.000 tỷ đồng vào năm 2023, khi tất cả các hạng mục đều được triển khai thi công đồng loạt, và đạt giá trị lớn nhất vào năm 2024-2025, dự kiến trên 25.000 tỷ đồng.

ACV cho biết, khi hoàn thành dự án với lưu lượng 80% hành khách quốc tế đi và đến Sân bay Long Thành, hầu hết có nhu cầu đến TP.HCM. Hiện nay, các tuyến giao thông kết nối các tỉnh với TP.HCM có quy mô nhỏ, lưu lượng, mật độ giao thông lớn thường xuyên ùn tắc khi xảy ra sự cố giao thông.

Với tiến độ năm 2025 hoàn thành đưa vào khai thác, việc xem xét, mở rộng các tuyến giao thông kết nối từ khu vực Long Thành về TP.HCM là rất cần thiết. ACV kiến nghị sớm đẩy nhanh việc mở rộng tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành và nút giao An Phú để bảo đảm hành khách quốc tế đi và đến Sân bay Long Thành được thuận lợi.

GIẢI QUYẾT XONG TÌNH TRẠNG "XÔI ĐỖ" TRONG THÁNG 4

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Anh Tuấn cho rằng, tỉnh Đồng Nai đã tích cực bàn giao mặt bằng. Tuy nhiên, mặt bằng còn tình trạng "xôi đỗ". Tỉnh Đồng Nai đã bàn giao được 1.589/1810 ha đất xây dựng và 466,79/722 ha đất dự trữ đất nhưng có 304 ha (khu vực 1.810 ha) và 340,59 ha (khu vực 722 ha và mặt bằng giai đoạn 2) bị "xôi đỗ", ảnh hưởng rất lớn đến tổ chức thi công đắp đất dự trữ.

Bộ Giao thông vận tải kiến nghị UBND tỉnh Đồng Nai tập trung công tác giải phóng mặt bằng giai đoạn 1 trước ngày 30/6/2022, bàn giao mặt bằng sạch, đặc biệt giải quyết dứt điểm các hộ dân tại các khu vực "xôi đỗ" trước ngày 30/4/2022.

Về vấn đề này, ông Cao Tiến Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, cách đây 2 tuần, ông đã chỉ đạo Chủ tịch huyện Long Thành dừng các công việc khác để xuống ngay hiện trường dự án, giải quyết cho xong các vấn đề tồn tại ở sân bay.

Việc đầu tư xây dựng hạ tầng tái định cư đến nay mới cơ bản hoàn thành, người dân cần có thời gian (khoảng 6 tháng) xây dựng nhà di dời đến nơi ở mới. Trong khu vực xây dựng giai đoạn 1 có 700 hộ cần bố trí tái định cư và khu vực dự trữ đất dôi dư có 550 hộ cần bố trí tái định cư. Tỉnh đã nỗ lực tuyên truyền vận động người dân di dời sớm.

Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 146 hộ chưa thể di dời kịp tiến độ bàn giao do chưa hoàn thành xây dựng nhà tái chính dự. Tỉnh sẽ áp dụng chính sách hỗ trợ tạm cư (4,5 triệu đồng/hộ/tháng) trong thời gian chờ xây nhà tái định cư để vận động các hộ sớm bàn giao mặt bằng. Ông Cao Tiến Dũng cam kết trong tháng 4, sẽ giải quyết xong tình trạng "xôi đỗ" đối với phần mặt bằng 2.500 ha. Phấn đấu trong tháng 6/2022 sẽ bàn giao toàn bộ 5.000 ha mặt bằng.

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đánh giá cao tỉnh Đồng Nai đã tích cực triển khai giải phóng mặt bằng để bàn giao cho chủ đầu tư triển khai dự án.

Chỉ trong 2 tháng, ACV đã tạo chuyển biến đáng kể trên công trường, đã thành lập Ban Quản lý dự án với đầy đủ chức năng, tư cách pháp lý, bộ máy nhân sự để triển khai; đã xây dựng được nhà điều hành của Ban Quản lý đặt ngay tại công trường.

"Đây là dự án trọng điểm quốc gia thì phải có ban quản lý dự án xứng tầm", Phó Thủ tướng nói đồng thời nhấn mạnh mục tiêu phải triển khai bằng được, khánh thành dự án vào năm 2025; chất lượng phải đặt lên hàng đầu.

Phải luôn luôn chú trọng biện pháp phòng, chống lãng phí, tiêu cực. Đây là yếu tố quan trọng bảo đảm hiệu quả đầu tư, Phó Thủ tướng chỉ đạo.

"Tiến độ phải chốt, chất lượng công trình phải được đặt lên hàng đầu, và phải đi đôi với các giải pháp thường xuyên, liên tục chống lãng phí, thất thoát, tiêu cực trong dự án", Phó Thủ tướng nêu rõ.

Theo Nguyễn Thắm

BizLive

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên