ADB: Kiều hối về Việt Nam có thể giảm tới 18% so với 2018 vì Covid-19
Nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển châu Á ADB chỉ ra rằng nền kinh tế toàn cầu có thể thiệt hại hơn 100 tỷ USD kiều hối vì Covid-19. Các chính phủ cần hành động nhanh chóng để bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội, không để họ thiệt hại nguồn thu nhập quan trọng này.
- 03-08-2020Covid-19 là cú hích cho thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam
- 03-08-2020Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Tiếp tục tập trung nghiên cứu các giải pháp miễn, giảm, giãn các loại thuế, phí, lệ phí
- 03-08-2020PMI tháng 7 quay đầu giảm xuống dưới mức 50 điểm
Đại dịch Covid-19 tiếp tục gây ra các tác động nặng nề lên các hệ thống kinh tế và việc làm trên toàn thế giới. Lao động nhập cư là một trong những nhóm người bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Họ là những người gặp rất nhiều khó khăn trong việc hưởng quyền lợi lao động và bảo hiểm xã hội ở nơi đất khách.
Thất nghiệp quy mô lớn và giảm lương đối với lao động nhập cư cũng đe dọa đến thu nhập của nhiều hộ gia đình ở châu Á và Thái Bình Dương. Người thân của lao động nhập cư phần lớn dựa vào kiều hối để đáp ứng nhu cầu đời sống hàng ngày của họ.
Trong kịch bản tồi tệ nhất, ADB giả định tác động kinh tế của Covid-19 vẫn tồn tại trong suốt cả năm và giảm dần trong ba tháng cuối năm.
Dựa trên kịch bản tồi tệ nhất này, kiều hối toàn cầu sẽ giảm 108,6 tỷ USD trong năm 2020, tương đương với mức giảm 18,3% so với mức dự kiến không có tác động của Covid-19. Riêng khu vực châu Á và Thái Bình Dương, kiều hối sẽ giảm 54,3 tỷ USD, tương đương 19,8% lượng kiều hối trong năm 2018.
Nếu xét theo khu vực nhận kiều hối, kiều hối chảy vào Nam Á dự kiến sẽ giảm mạnh nhất, 28,6 tỷ USD (tương đương 24,7% tổng kiều hối ở khu vực này 2018), tiếp theo là kiều hối về Trung Á (3,4 tỷ USD, 23,8%), Đông Nam Á (11,7 tỷ USD, 18,6%) và Đông Á, bao gồm Trung Quốc và Nhật Bản (1,7 tỷ, 16,2%).
Còn về khu vực gửi kiều hối, phần lớn sự sụt giảm là do lượng kiều hối bắt nguồn Trung Đông giảm tới 22,5 tỷ USD, chiếm 41,4% tổng lượng tổn thất về kiều hối ở châu Á. Tiếp theo là sự sụt giảm 20,5 tỷ USD từ kiều hối từ Hoa Kỳ, (chiếm 37,9% tổng số). Sự sụt giảm kiều hối từ EU và Vương quốc Anh chiếm 6,3% tổng số, tương đương 3,4 tỷ USD. Sự suy giảm từ Liên bang Nga lên tới 2,1 tỷ USD.
Theo dự báo của ADB, lượng kiều hối về Việt Nam đã giảm tới 18% trong năm 2020 so với cùng kỳ năm 2018. Theo bảng xếp hạng
Việt Nam cột thứ 16 từ trái sang.
Các chính phủ trong khu vực có thể giúp quản lý tác động của Covid-19 đối với kiều hối bằng cách mở rộng các dịch vụ xã hội tạm thời để hỗ trợ người di cư bị mắc kẹt và quay trở lại; hỗ trợ thu nhập cho các gia đình người nhận chuyển tiền nghèo; và thiết kế các chính sách về sức khỏe, lao động và kỹ năng để giúp người di cư quay trở lại công việc của họ hoặc được tuyển dụng ở nước họ.