Ai cũng muốn làm việc tại Apple nhưng chưa chắc đã có đủ 4 phẩm chất hàng đầu mà Tim Cook tìm kiếm ở ứng viên này
Người có khả năng đóng góp chính sức lực của mình là tài sản lớn mà bất cứ công ty nào cũng muốn. Bạn hãy tự hỏi bản thân những điều dưới đây để xem mình có đầy đủ phẩm chất để trở thành ứng viên của Apple không.
- 30-10-2020Nếu không hiểu người Do Thái, bạn sẽ không hiểu thế giới: Người thông minh, luôn đem lại cho người khác cảm giác "không được thông minh cho lắm"
- 30-10-20205 cách cực kỳ đơn giản và hiệu quả để lấy lại tinh thần sau những căng thẳng công việc: Tưởng không cần mà cần thiết không tưởng luôn!
- 29-10-202025 tuổi chính là thời điểm tốt nhất và cần thiết nhất để bắt đầu làm việc này
Nếu muốn làm việc tại Apple hay bất cứ tập đoàn lớn nào khác, bạn nên chú ý tới những phẩm chất mà Tim Cook - CEO của Apple - luôn tìm kiếm ở các ứng viên.
Dĩ nhiên, không phải ai cũng có cơ hội được ứng tuyển vào Apple, hay được phỏng vấn trực tiếp bởi Tim Cook. Thế nhưng, những phẩm chất mà ông đòi hỏi ứng viên phải có cũng tương tự ở các công ty khác.
Bên cạnh lòng can đảm và óc tò mò, Tim Cook cũng hứng thú với những người "không chấp nhận hay thỏa mãn với hoàn cảnh hiện tại". Nói ngắn gọn, CEO của Apple muốn nhân viên phải "Nghĩ khác biệt", như đúng phương châm nổi tiếng của tập đoàn này.
Bạn có muốn định hình lại thế giới không?
Đầu tiên, bạn cần xác định xem mình là người dễ hài lòng với hiện tại, hay luôn háo hức muốn thay đổi thế giới xung quanh.
Nếu nghĩ mọi thứ đều có thể được cải thiện và sẵn lòng thực hiện điều đó, bạn chính là người sở hữu phẩm chất mà CEO Apple đang tìm kiếm. Khi cơ hội nghề nghiệp tìm đến, đừng rụt rè ở trong vùng an toàn hay từ chối nó.
Bản thân Tim Cook cũng sở hữu tư duy năng động này. Khi nhận công việc tại Apple, ông nói mình làm vậy vì "đã nhìn ra vấn đề mà Apple gặp phải" và quyết định "mình có thể đóng góp cho công ty". Nhiệm vụ lúc bấy giờ của Tim Cook là đại tu toàn bộ khâu sản xuất và phân phối của Apple, và cuối cùng, ông đã làm rất tốt.
Bạn có sẵn sàng chấp nhận rủi ro?
Một người không bao giờ đầu hàng hiện thực sẽ luôn sẵn lòng chấp nhận rủi ro.
Chỉ khi dám rời bỏ vùng an toàn, bạn mới có thể làm nên những điều mình muốn. Bạn phải sẵn sàng đi ngược lại niềm tin của số đông và những khuôn mẫu cũ kỹ. Bạn phải liều mình chọn những con đường nguy hiểm nếu muốn tiến xa trong sự nghiệp
Đối với Tim Cook, quyết tâm sửa chữa các vấn đề của Apple là một rủi ro lớn trong sự nghiệp. Khi Steve Jobs mời ông ngồi vào vị trí Phó Chủ tịch cấp cao phụ trách các hoạt động toàn cầu, Apple đang trên đà lao dốc. Chỉ 1 năm trước đó, Microsoft còn phải đầu tư 150.000 triệu USD chỉ để giữ tập đoàn này tồn tại cầm chừng.
Sau khi Tim Cook nhận được lời đề nghị này, có người khuyên ông nên ở lại Compaq - nơi từng là nhà sản xuất máy tính lớn nhất thế giới. Khi ấy, ông đang là một nhân viên trẻ với sự nghiệp hứa hẹn.
Tim Cook giải thích: "Nếu tính toán mọi chi phí và quyền lợi, tất cả đều nghiêng về Compaq. Những người thân thiết đều khuyên tôi nên ở lại Compaq". Thậm chị, một CEO được ông nhờ tư vấn cũng đồng tinh. "Ông ấy nói tôi là một kẻ ngốc nếu rời Compaq để bỏ sang Apple".
Trong số chúng ta, có bao nhiêu người đã từng được khuyên nên gắn bó với công việc hiện tại, thay vì chấp nhận rủi ro để tìm kiếm cơ hội mới. Mọi người thường ngăn cản: "Đừng làm thế", nghĩ rằng điều đó là vì lợi ích của chúng ta.
Bạn có niềm tin vào tương lai không?
Điều thứ ba mà bạn cần nhớ là phải có niềm tin vào tương lai vô định.
Khi một học sinh lớp 6 hỏi Tim Cook làm thế nào mà ông trở thành CEO của Apple, ông trả lời rằng mình không biết tương lai sẽ ra sao. "Tôi chưa từng mơ sẽ trở thành CEO của Apple. Tôi chưa từng nghĩ điều này khả thi. Tôi đã nhận được cú điện thoại để đời vào đầu năm 1998 từ Steve. Thế nhưng, tôi luôn tin vào điều Tổng thống Lincoln từng nói: "Tôi sẽ chuẩn bị, và một ngày nào đó, cơ hội của tôi sẽ đến".
Ông cũng nói thêm: "Nếu bạn nỗ lực học tập, chăm chỉ làm việc và có niềm tin, tất cả những thứ đó sẽ dẫn dắt bạn trên cuộc hành trình tuyệt vời nhất đời mình".
Bạn có lắng nghe tiếng lòng của mình không?
Đấu tranh với hiện thực đòi hỏi lòng dũng cảm. Tim Cook kể rằng ông đã lắng nghe tiếng lòng mình khi chấp nhận lời đề nghị của Steve Jobs.
Nếu cảm thấy mình có nhiều tiềm năng hơn ở một vị trí mới, một công ty mới, hay một nghề nghiệp mới, đừng ngại nắm lấy cơ hội. Nếu cảm thấy mình có thể tiến bộ hơn ngay tại chính công ty hiện tại, đừng chần chừ. Bạn cần phải dũng cảm đứng lên, biến vấn đề thành giải pháp. Đừng chôn vùi ý tưởng của mình chỉ vì người khác không chấp nhận, hay vì bạn sợ trở nên nổi bật.
Tim Cook từng nói: "Tại Apple, chúng tôi luôn tìm kiếm những người có thể thay đổi thế giới và thúc đẩy bản thân làm điều đó". Thử nhìn xung quanh và bạn sẽ thấy rất nhiều lợi ích từ việc thay đổi. Vì thế, hãy từng bước thực hiện những thay đổi này. Và khi đi phỏng vấn và được hỏi "Hãy kể cho tôi nghe về một vấn đề bạn đã giải quyết", bạn sẽ có sẵn một câu trả lời tuyệt vời.