Ai cũng ôm giấc mơ giàu sang, nhưng không sửa sớm 4 thói quen này thì không bao giờ thoát khỏi VÒNG LUẨN QUẨN của cái nghèo
Bài viết này có thể sẽ có ảnh hưởng tới tiền tài của bạn về sau này, bài viết sẽ dùng từ ngữ đơn giản nhất, rõ ràng nhất để nói cho bạn biết tại sao bạn vẫn “chưa giàu được”.
- 30-11-2021Cuộc đời đánh cược "điên rồ" của tỷ phú BĐS top đầu Trung Quốc: 27 tuổi vào tù, 32 tuổi "lật mình" lập nghiệp dựa vào 1,8 tỷ đồng vay từ chính sếp cũ
- 28-11-2021Từ chàng sinh viên tay trắng trở thành 'ông trùm công nghệ' Tencent: Tỷ phú giàu nhất nhì Trung Quốc MÃ Hóa Đằng đã phải trải qua những gì để trụ vững đến ngày hôm nay?
- 27-11-2021Ông Đoàn Hiếu Minh kể chuyện tiếp cận và bán siêu xe Rolls-Royce Phantom Lửa Thiêng cho tỷ phú Trịnh Văn Quyết: Bài học quý cho người làm sale!
Nguyên nhân quan trọng nhất khiến bạn cố gắng mãi mà vẫn chưa giàu nằm ở việc bạn vẫn chưa sửa được 4 thói quen xấu sau đây:
Thói quen thứ nhất: Chỉ nhìn bề ngoài sự việc mà thiếu đi cái nhìn toàn diện
Ví dụ như trên mạng vừa có một chuyện gì đó. Trong chuyện này, người A đơn phương nói người B không tốt. Sau đó, rất nhiều người không nghĩ ngợi gì liền nhảy vào phê phán, mắng chửi người B theo phong trào. Đến khi sự việc sáng tỏ, họ mới nhận ra mình bị dắt mũi và đã mắng chửi nhầm người rồi.
Chúng ta nên hiểu rằng hiện nay có rất nhiều thứ đều có thể làm giả, xuyên tạc, cũng có rất nhiều cách để bôi nhọ người khác: có thể là thông qua photoshop, chỉnh sửa ảnh, video, cũng có thể thuê người khác làm…
Chưa nói đến những người cố tình muốn dắt mũi dư luận, chỉ riêng những tin tức bạn đọc mỗi ngày thực tế đều đã được nền tảng mạng bạn sử dụng chọn lọc ra cho bạn.
Ngành truyền thông học có một khái niệm gọi là “tổ kén thông tin”, có nghĩa là nền tảng mạng bạn đang dùng có thể dựa trên những tin tức, những video bạn xem hàng ngày để đưa ra phân tích, phán đoán sở thích, những điều mà bạn quan tâm, sau đó sẽ đề xuất cho bạn những thông tin mà bạn thích nhiều hơn, giảm đi những thông tin mà trước đó bạn bỏ qua, hay “dislike”.
Dần dần, trang chủ của bạn chỉ toàn là những thông tin bạn yêu thích. Mặc dù như vậy sẽ khiến bạn cảm thấy thích nền tảng này hơn, cho rằng nền tảng này rất hiểu bạn, nhưng sau một thời gian dài, bạn sẽ rơi vào tình trạng nhận thức bị thu hẹp, não của bạn chứa toàn những thứ bạn thích, bạn quan tâm. Những quan điểm một chiều dần ăn sâu vào trí óc bạn và điều đó khiến bạn khó chấp nhận những quan điểm trái chiều khác.
Kết quả là sau này khi đối diện với các vấn đề, bạn chỉ nhìn bề ngoài của sự việc, bạn trở nên nông cạn, thiếu đi cái nhìn đa chiều.
Nhưng đa số những cơ hội kiếm tiền lại đòi hỏi bạn phải có cái nhìn đa chiều mới có thể thấy được. Nếu không, bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội, rồi lại rơi vào vòng luẩn quẩn của cái nghèo.
Những người giàu có, thường là người người có trí óc linh hoạt, nhanh nhẹn, những người muốn tiếp nhận các giá trị quan đa dạng, vì vậy họ sẽ ngày càng giàu có.
Thói quen thứ 2: Không quan tâm đến đồng hồ sinh học, làm việc, nghỉ ngơi không có giờ giấc, vô tội vạ.
Hiện nay rất nhiều người trẻ người thường xuyên ngủ muộn, 2,3 giờ sáng ngủ vẫn được coi là sớm.
Công việc bận rộn, mệt mỏi là một trong những nguyên nhân của hiện tượng này, nhưng một nguyên nhân quan trọng hơn nữa đó là đồng hồ sinh học trên cơ thể họ đã mất cân bằng.
Có quá nhiều những thú vui hay ho, thú vị nhưng thời gian ban ngày thì đều đã dành toàn bộ cho công việc, chỉ có buổi tối tranh thủ từng giây từng phút thời gian dành cho bản thân.
Nhưng cứ như vậy, lâu dần, sức khỏe con người sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, ban ngày thì không tỉnh táo, khó tập trung, công việc cũng không hiệu quả, không thể thăng chức, tăng lương, và thế là lại rơi vào vòng tuần hoàn của cái nghèo.
Vậy làm thế nào để đồng hồ sinh học trở lại bình thường?Bạn có thể áp dụng 3 cách sau:
- Trước khi ngủ, điều chỉnh đèn phòng ngủ sang chế độ ánh sáng vàng;
- 2 tiếng trước khi ngủ không dùng điện thoại, máy tính. Nếu có thể, hãy đọc sách giấy.
- Kiên trì dậy sớm, ăn sáng, đồng thời điều chỉnh chế độ ăn uống ngủ nghỉ của bản thân, như vậy làm việc sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.
Thói quen thứ 3: Vì thể diện và cả nể mà miễn cưỡng giao thiệp không cần thiết
Bạn đã từng trải qua việc này chưa:
Mãi mới tới cuối tuần để được nghỉ ngơi, vốn dĩ bạn muốn ở nhà xả hơi một hôm nhưng bạn bè lại gọi điện rủ đi tụ họp ăn uống. Thực ra, bạn cũng biết đi tụ họp với họ cũng không có tốt đẹp gì, cũng chỉ là vài người bạn bình thường ăn uống nhậu nhẹt cùng nhau, không mang lại gì cho bạn.
Nhưng bạn lại ngại không nỡ từ chối lời mời của bạn bè, bạn vẫn đi với họ. Kết quả là lãng phí thời gian cả một ngày. Về đến nhà thì cũng tối rồi, cả một ngày hôm đó còn chưa được nghỉ ngơi, cũng chưa là được việc gì, ngày hôm sau đã lại phải đi làm rồi.
Vậy tại sao những người nghèo cứ nghèo mãi như thế? Một nguyên nhân quan trọng đó là bạn không có cách nào thoát ra khỏi những mối quan hệ xã giao vô bổ hiện tại.
Có người hỏi làm thế nào để đánh giá được giá trị của một con người, câu trả lời là chỉ cần chọn ra 5 người bạn mà người đó thường xuyên tiếp xúc, giá trị trung bình của 5 người này sẽ là giá trị của người đó.
Vì vậy, trong một mức độ nào đó, các quan hệ xã hội của bạn cũng quyết định vị trí, tầng lớp của bạn trong xã hội, đặc biệt là sau tuổi 30, bạn phải làm phép trừ đối với các mối quan hệ xã hội của mình rồi.
Đừng mù quáng chỉ vì cái gọi là thể diện và tình cảm xã giao mà miễn cưỡng ép mình giao thiệp với người khác, như vậy sẽ chỉ khiến bạn xoay mòng trong vòng tròn quan hệ vô bổ và chẳng thể có được đột phá nào cho mình.
Nếu muốn trở nên giàu có, trước hết hãy đột phá khỏi vòng quan hệ hiện tại để vươn tới những mối quan hệ cao hơn, chất lượng hơn.
Thói quen thứ 4: Chỉ biết hưởng thụ trước mắt, không có kế hoạch lâu dài
Có một câu nói như sau: “Người nghèo kiếm được tiền thì thường chỉ dùng cho việc tiêu dùng hưởng thụ, còn người giàu thì dùng số tiền đó để tạo ra nhiều của cải hơn cho mình.”
Tỷ phú Warren Buffett cũng từng nói với con của ông: “Khả năng quan trọng nhất của một con người không phải là kiếm được 1 đồng tiền mà là biết cách biến 1 đồng tiền thành 5 đồng tiền.”
Trong cuốn sách “Bản chất giàu nghèo” cũng đã nói: “Sở dĩ người nghèo không thể cải thiện cuộc sống của bản thân là vì một khi họ có dư tiền họ sẽ tiếp tục dùng số tiền đó cho việc tiêu dùng.”
Có những người dù có cho họ thêm nhiều cơ hội, thêm nhiều tiền vốn đi nữa họ cũng sẽ dùng số tiền đó để tiêu pha, hưởng thụ, số tiền đó một đi không trở lại và cũng không mang đến sự thay đổi nào cho cuộc đời của họ.
Cuộc đời con người thay vì vội vàng hưởng thụ cái trước mắt, chi bằng lập kế hoạch cho từng đồng tiền mình có, nắm chắc từng cơ hội, khổ trước sướng sau, tạo ra nhiều giá trị quan hơn. Sự lựa chọn này chắc chắn sẽ không khiến bạn hối hận.
Trên đây là 4 thói quen xấu khiến cho bạn rơi vào vòng luẩn quẩn của chữ “nghèo”, không thể tự thoát ra được. Nếu như bạn không có những thói quen trên, điều này cho thấy bạn là một người biết tự kỷ luật, sớm muộn gì bạn cũng sẽ có được cuộc sống mình mong muốn.
Còn nếu như bạn có một trong những thói quen trên, cũng không sao cả, bắt đầu từ ngày hôm nay chúng ta thay đổi dần dần, tin rằng cuộc sống của bạn không lâu sau sẽ có được những chuyển biến tích cực.
Tổng hợp