Ai cũng thích hàng ‘sale-off’ cả: Quốc gia có giá xăng rẻ hơn nước lọc – sản xuất 1 triệu thùng dầu/ngày vừa lần đầu nhập dầu Nga sau 5 năm
Ít nhất 1,7 triệu thùng dầu Urals đã được Nga vận chuyển đến Venezuela thời điểm đầu năm 2024.
- 21-02-2024Có thêm nguồn dầu thô giá rẻ, quốc gia tiêu thụ dầu thứ 3 thế giới bất ngờ 'quay xe' với dầu Nga, tiết lộ tương lai 'rất khó nói'
- 15-02-2024Một quốc gia Đông Nam Á bất ngờ gom mạnh dầu thô của Việt Nam với giá rẻ: xuất khẩu tăng đột biến hơn 400%, lập đỉnh trong tháng 12/2023
Nga vừa xuất khẩu một lô dầu thô Urals loại cao cấp đến Venezuela – lần đầu sau 5 năm. Động thái này được tiến hành trong bối cảnh Moscow nhận trừng phạt từ Mỹ cho hoạt động xuất khẩu và tình trạng gián đoạn vận chuyển qua Biển Đỏ, buộc Nga phải tiếp tục tìm kiếm những “bạn hàng thân thiện” mới cho sản phẩm chủ lực của mình.
Con tàu chở dầu cỡ lớn Ligera hiện đã đến gần khu vực cảng Amuay của Venezuela, sau khi chất lên ít nhất 1,7 triệu thùng dầu theo hình thức tàu-chuyển-tàu ở vùng duyên hải của Hy Lạp hồi tháng 1, theo dữ liệu theo dõi tàu của Bloomberg.
Đây là lần đầu tiên sau 5 năm Nga xuất khẩu dầu Urals sang Venezuela – quốc gia được Nga xếp vào nhóm “bạn hàng thân thiện” cùng với Iran và Trung Quôc.
Hiện chưa mức giá cho lô dầu Urals của Nga dành cho Venezuela. Trước đó, quốc gia Nam Mỹ này cũng đã từng nhập dầu Urals để pha loãng loại dầu nặng của họ phù hợp cho việc xuất khẩu.
Lô dầu Urals hiếm hoi cập cảng Venezuela trong bối cảnh Mỹ tăng cường thực thi các biện pháp trừng phạt đối với Nga, đe dọa áp đặt các biện pháp trừng phạt với các tổ chức tài chính được cho tạo điều kiện thuận lợi cho Nga xuất khẩu dầu. Chính sự đe dọa này đã khiến các ngân hàng thận trọng hơn và tạo vướng mắc về thanh toán cho một số khách hàng Ấn Độ mua dầu Sokol của Nga.
Venezuela là một trong số ít thị trường mới mà Nga có thể khai thác. Các lệnh cấm vận và trần giá dầu của Nga khiến nhiều nhà kinh doanh thận trọng khi giao dịch dầu thô và nhiên liệu từ Nga.
Khi EU – thị trường dầu lớn nhất của Nga trước đây – cấm nhập khẩu dầu thô và nhiên liệu của Nga, Moscow đã chuyển sang châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ để tìm kiếm khách hàng mới.
Cuối năm ngoái, Trung Quốc chiếm 1 nửa tổng lượng dầu thô mà Nga xuất khẩu năm 2023, Ấn Độ đứng thứ 2, theo Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak.
Trung Quốc hiện chiếm 45-50% lượng xuất khẩu dầu và nhiên liệu từ Nga, trong khi Ấn Độ chiếm khoảng 40%. Đây là sự gia tăng đặc biệt lớn đối với Ấn Độ - thị trường mà trước năm 2022 gần như không nhập khẩu bất kỳ loại dầu nào từ Nga.
Về phần Venezuela, nước này đang cố gắng tăng sản xuất để đẩy mạnh trở lại xuất khẩu dầu mỏ trong năm qua. Quốc gia này đã xuất khẩu trung bình 700.000 thùng dầu và nhiên liệu/ngày trong nửa đầu 2023. Bộ trưởng dầu mỏ Pedro Tellechea cho hay sản lượng dầu thô của quốc gia này có thể đạt 1 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2023 và tăng lên 1,7 triệu thùng/ngày trong năm 2024.
Theo Globalpetroprices.com, Venezuela là quốc gia có giá xăng “rẻ hơn nước lọc”. Mức giá xăng trung bình ở đây là 0,022 USD/lít, tương đương khoảng 500 đồng. Trong khi đó, mỗi chai nước uống có giá khoảng 0,8 USD.
Theo ghi nhận, đây cũng là quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới, vượt qua các cường quốc dầu mỏ ở Trung Đông hay Mỹ và Canada.
Nhịp sống thị trường