AI đã giải mã được bản thảo Voynich, bí ẩn 600 năm tuổi mà không ai có thể giải mã được?
Sự phát triển của AI đã mang lại kết quả đầy hứa hẹn trong việc giải mã bản thảo bí ẩn 600 năm tuổi.
- 18-04-2024Theo dõi anh công nhân ra vào căn biệt thự 100m2 phát tiếng gầm lạ, cảnh sát phát hiện bí mật dòng tiền 3,8 tỷ đồng và thu giữ 800 máy tính
- 18-04-2024Chẳng cần ra biển hay đào đất để tìm kho báu, 1.000 tấn vàng “lộ thiên” ở chỗ không ngờ
- 18-04-2024Làm gì khi bàn phím iPhone bị thiếu hoặc không hiển thị khi soạn thảo
Bản thảo Voynich, một cuốn sách bí ẩn được phát hiện vào năm 1912 bởi nhà buôn sách người Ba Lan Wilfrid Voynich. Các trang của nó chứa đầy những chữ viết, hình minh họa kỳ lạ và không có tác giả hay nguồn gốc rõ ràng, khiến nó trở thành chủ đề hàng đầu của các nhà mật mã và sử học.
Người ta tin rằng bản thảo này được tạo ra vào đầu thế kỷ 15, dựa trên việc xác định niên đại bằng carbon của tấm giấy da mà nó được viết trên đó. Nó được chia thành nhiều phần, mỗi phần có bộ hình minh họa và văn bản riêng, bao gồm các thành phần thảo dược, thiên văn, sinh học, vũ trụ học và dược phẩm. Các hình minh họa bao gồm từ những loài thực vật chưa được biết đến đến các biểu tượng cung hoàng đạo, từ phụ nữ khỏa thân đến những vật thể lạ, không có vật nào trong số đó được xác định hoặc giải thích một cách thuyết phục.
240 trang còn sót lại của bản thảo bí ẩn này gợi ý rằng nó có thể là một hướng dẫn về y học thời Trung cổ hoặc một dược điển. Phần đầu tiên dường như nói về thực vật và công dụng của chúng, nhưng thật khó để tìm ra chính xác loại cây nào đang được mô tả (mặc dù một số loại, như hoa păng-xê hoang dã và dương xỉ trinh nữ, có thể được nhận ra). Các bức vẽ về thuốc trông giống như được sao chép, nhưng được thêm vào một số chi tiết kỳ lạ, trong khi một số bức tranh về thực vật có vẻ như được tạo thành từ các bộ phận của các loại cây khác nhau.
Chiêm tinh học có lẽ rất quan trọng trong y học thời đó, thể hiện qua các biểu tượng Hoàng đạo và thậm chí có thể là hình ảnh các hành tinh. Và một phần dường như liên quan đến việc trị liệu thông qua ngâm mình, với các hình minh họa chủ yếu cho thấy những phụ nữ khỏa thân, một số đội vương miện, tắm trong hồ bơi hoặc bồn tắm được nối với nhau bằng một hệ thống đường ống phức tạp.
Nhưng ngay cả với tất cả thông tin này, chúng ta vẫn không chắc bản thảo thực sự có ý nghĩa gì.
Nhiều nỗ lực giải mã đã được thực hiện trong nhiều năm bởi nhiều học giả, từ những nhà giải mã lịch sử đến các nhà khoa học máy tính hiện đại. Bản thảo thậm chí còn thu hút sự chú ý của các nhà mật mã học nổi tiếng như Alan Turing và nhóm Bletchley Park. Các giả thuyết về nội dung của nó đã thay đổi từ việc nó là một trò lừa bịp phức tạp đến tác phẩm của người ngoài hành tinh, nhưng chưa có giả thuyết nào được chứng minh.
Trong những năm gần đây, trí tuệ nhân tạo đã tham gia vào nhiệm vụ giải mã bản thảo Voynich. Đáng chú ý nhất là cách đây vài năm, các nhà nghiên cứu Greg Kondrak và Bradley Hauer của Đại học Alberta đã sử dụng các kỹ thuật giải mã thuật toán dựa trên AI để giải mã bí ẩn này. Và liệu kết quả có hứa hẹn không… Ban đầu, dữ liệu cho thấy văn bản này dược viết dựa trên tiếng Ả Rập, nhưng phân tích sâu hơn cho thấy tiếng Do Thái có độ chính xác đáng ngạc nhiên là 97% dựa trên tần suất chữ cái.
Sau đó, nhóm nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng văn bản có thể được viết dựa trên một bảng chữ cái cố định, trong đó các chữ cái bị xáo trộn và thiếu nguyên âm. Khi sắp xếp lại dòng đầu tiên của bản thảo bằng phương pháp này, họ nhận thấy 80% số từ thu được đều tồn tại trong từ điển tiếng Do Thái. Tuy nhiên, một người nói tiếng Do Thái bản xứ nhận thấy câu “được giải mã” là vô nghĩa. Ngay cả khi sửa lỗi chính tả và dịch máy (chính xác là Google Translate), kết quả cuối cùng cho ra là “Cô ấy đã đưa ra khuyến nghị cho linh mục, người quản gia và tôi và mọi người”, vẫn đúng về mặt ngữ pháp nhưng không rõ ràng về mặt ngữ nghĩa.
“Bản dịch” của một phần 72 từ khác bao gồm các từ “nông dân”, “ánh sáng”, “không khí” và “lửa”, nhưng vì các bản dịch được tạo ra không tạo thành các câu mạch lạc trong tiếng Do Thái nên kết quả đã vấp phải sự hoài nghi từ cộng đồng học thuật.
Nhưng bản thân Kondrak và Hauer thừa nhận nghiên cứu của họ chỉ là sơ bộ, và thực sự báo chí khi xem kết quả đã đưa ra những tiêu đề quá giật gân và cường điệu. Trên thực tế, nhiều chuyên gia đã nhận ra giá trị của các thuật toán cơ bản của họ, đồng thời chỉ ra rằng các bước quan trọng đã bị bỏ qua trước khi đưa ra bất kỳ khẳng định nào về bản thảo.
Vì vậy, cho đến nay, bí ẩn vẫn tiếp tục tồn tại và bản thảo Voynich phần lớn vẫn chưa được giải mã. Một ví dụ gần đây là của Gerard Cheshire, trợ lý nghiên cứu sinh học của Đại học Bristol, người đã gây được sự chú ý khi đề xuất bản thảo Voynich được viết bằng “calligraphic proto-Romance”, khiến nó trở thành tài liệu duy nhất được viết bằng ngôn ngữ đó. Ông tuyên bố đã giải mã văn bản trong hai tuần, cho thấy đây là một bản tóm tắt về các phương thuốc thảo dược, chiêm tinh và sức khỏe phụ nữ, do các nữ tu Dominican biên soạn cho Nữ hoàng Maria của Castile.
Tuy nhiên, các chuyên gia tài liệu thời Trung cổ, bao gồm Lisa Fagin Davis, đã chỉ trích phương pháp của Cheshire là không chính xác, bác bỏ các bản dịch của ông là vô nghĩa và những tuyên bố của ông là vô căn cứ.
Trong tương lai, hy vọng rằng các thuật toán của Kondrak và Hauer, cũng như việc sử dụng trí tuệ nhân tạo nói chung, chắc chắn hứa hẹn sẽ giải quyết được bí ẩn của bản thảo Voynich. Tất nhiên, đây có thể không phải là tin tốt đối với các chuyên gia đã dành nhiều năm trong đời để cố gắng giải mã tài liệu bí ẩn. Và ở thời điểm hiện tại, bản thảo này vẫn là một bí ẩn khác mà chỉ có thời gian mới giải đáp được.
Tham khảo: Earthlymission
Đời sống và Pháp luật