MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ai đang kiểm soát 2/3 lượng dầu mỏ đã phát hiện của thế giới?

16-07-2022 - 14:40 PM | Thị trường

Ai đang kiểm soát 2/3 lượng dầu mỏ đã phát hiện của thế giới?

Trong bối cảnh thị trường đang bị thắt chặt về nguồn cung và giá dầu diễn biến thất thường, các công ty dầu khí đang chịu sự áp lực trước sức ép tăng năng suất, vậy lượng lớn trữ lượng dầu mỏ trên thế giới đang thật sự nằm trong tay ai và ai sẽ là nhân tố chiếm ưu thế về dầu khí trong tương lai?

Các công ty lớn trong lĩnh vực dầu mỏ tại thị trường Mỹ gần đây nhận thấy mình đang đứng trước nhiều áp lực phải thúc đẩy sản xuất, khi giá dầu đang tăng chóng mặt trong bối cảnh thị trường ngày càng bị thắt chặt về nguồn cung. 

Đồng thời, Chính phủ Mỹ cũng như các quốc gia EU đang tìm kiếm trên toàn thế giới để có thêm nguồn cung dầu khí. Theo nghiên cứu mới nhất từ Công ty tư vấn năng lượng Wood Mackenzie, hơn một nửa, chính xác là 65% lượng dầu và khí đốt được phát hiện trên thế giới đang nằm dưới sự kiểm soát của các công ty dầu khí quốc gia.

Chuyên gia cho rằng đây là một thông tin "xấu", bởi ngoài các công ty dầu khí quốc gia như Saudi Aramco, QatarEnergy và Abu Dhabi Adnoc, các công ty với trữ lượng dồi dào còn bao gồm cả Công ty Rosneft và Gazprom của Nga, Công ty Dầu mỏ Quốc gia Iran và PDVSA của Venezuela.

Theo các nhà phân tích của Wood Mac, 7 công ty này có thể tiếp tục sản xuất dầu và khí đốt với tốc độ hiện tại trong vòng 40 đến 60 năm tới hoặc thậm chí lâu hơn nếu họ khai thác hết công suất dự phòng.

Các công ty dầu khí quốc gia đã phát hiện 41% tổng trữ lượng dầu khí mới trong các nguồn tài nguyên thông thường kể từ năm 2011. Hơn nữa tỉ lệ của các công ty dầu khí quốc gia trong lượng dầu mỏ được khám phá mới đã tăng lên kể từ năm 2018 khi quá trình chuyển đổi năng lượng thúc đẩy sự phát triển của các chiến lược thăm dò của họ, báo cáo cho biết.

Tổng cộng các công ty dầu mỏ quốc gia đã phát hiện hơn 100 tỷ thùng dầu kể từ năm 2011, gấp đôi so với tổng các công ty khai thác dầu mỏ khác cộng lại. Tuy nhiên hiện tại có vẻ như các công ty dầu khí đặc biệt là ở Trung Đông đang không có nhiều động lực để tăng năng suất dự phòng, đặc biệt khi giá dầu bắt đầu biến động thất thường dưới sức nặng của những lo ngại về suy thoái kinh tế.

Hướng tới tương lai "xanh" hơn

Những quốc gia châu Âu hay Mỹ đang hướng tới một mô hình kinh tế ngày càng ít phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch hơn.

Một lập luận được đưa ra bởi các tổ chức về môi trường như Ember, đã cho rằng những thùng dầu và mét khối khí đốt này là những tài sản mắt kẹt trong tương lai sẽ trở nên lỗi thời vào giữa thế kỉ này.

Trong 6 tháng qua, đặc biệt là 3 tháng gần đây, các quốc gia như Mỹ và châu Âu đã xem xét lại một cách nghiêm túc về vấn đề cần ưu tiên hiện nay là gì. Họ đều từng là những người cứng rắn trong quan điểm về dầu khí nay cũng đã trở nên thận trọng khi vấn đề an ninh năng lượng lần đầu tiên vượt qua những lo ngại về phát thải trong vòng nhiều năm.

Chính phủ châu Âu và Mỹ, hai trong số những thị trường tiêu thụ dầu và khí đốt lớn nhất trên toàn cầu, tin rằng việc tái tập trung vào an ninh năng lượng sẽ chỉ là vấn đề ngắn hạn. Dầu và khí đốt sẽ chỉ cần thiết trong vài năm nữa theo lập luận của họ, cho đến khi chúng ta xây dựng đủ công viên điện gió và trang trại năng lượng mặt trời. Than đá cũng sẽ tương tự như vậy.

Tuy nhiên thực tế là châu Âu đang kí hợp đồng dài hạn cho LNG của Mỹ, điều này gợi ý về một sự thừa nhận rằng dầu và khí đốt rất có thể sẽ cần thiết trong vòng nhiều năm mà là nhiều thập kỉ tới.

Chỉ có 7 công ty có thể cung cấp lượng dầu và khí đó trong nhiều thập kỉ tới mà không cần đến các cơ quan quản lý, Chính phủ hoặc các nhà đầu tư mà các công ty dầu mỏ tư nhân đã phải chịu trong những năm gần đây.

Tương lai sau này sẽ rộng mở và thuộc về tay những công ty dầu khí quốc gia.

Tham khảo: Oilprice

https://cafef.vn/ai-dang-kiem-soat-2-3-luong-dau-mo-da-phat-hien-cua-the-gioi-20220715135558424.chn

Như Quỳnh

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên