MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ai được lợi trong một nền kinh tế "phi toàn cầu"?

Nền kinh tế thế giới sau đại dịch dường như đang dần "phi toàn cầu hóa". Phi toàn cầu hóa không chỉ khiến quá trình tăng trưởng trì trệ hơn mà còn làm thu nhập quốc dân giảm đáng kể - với tất cả các quốc gia - ngoại trừ các nền kinh tế lớn nhất và đa dạng nhất.

Trong cuốn sách Cái kết của Toàn cầu hóa (2001), Chuyên gia lịch sử kinh tế Princeton Harold James đã mô tả sự sụp đổ của kỷ nguyên hội nhập kinh tế và tài chính toàn cầu trước Đại khủng hoảng những năm 1930 và lên đến đỉnh điểm trong Thế chiến II. Giờ đây, đại dịch Covid-19 dường như đang đẩy nhanh một thời kỳ đen tối mới đối với toàn cầu hóa.

Quá trình phi toàn cầu hóa bắt đầu tư khi ông Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, sau đó là cuộc chiến thuế quan giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Đại dịch có thể sẽ hằn sâu tác động tiêu cực đối với thương mại hơn nữa, một phần do các chính phủ ngày càng nhận thức rõ ràng rằng họ cần coi năng lực y tế công cộng là một phần của an ninh quốc gia.

Rủi ro thương mại hiện nay thậm chí còn tồi tệ thập niên 1930, đặc biệt nếu mối quan hệ Mỹ-Trung tiếp tục bị xáo trộn. Và thật điên rồ khi nghĩ rằng ồ ạt rút khỏi toàn cầu hóa sẽ giải quyết được vấn đề. Ngay cả Mỹ, với nền kinh tế đa dạng hóa cao, công nghệ hàng đầu thế giới và cơ sở tài nguyên thiên nhiên mạnh mẽ cũng có thể bị giảm đáng kể GDP thực tế do mất cân bằng thương mại.

Khi các quốc gia đóng cửa với những nền kinh tế khác, họ sẽ phải tự sản xuất các loại hàng hóa mà bản thân họ không có ưu thế. Đôi khi cái giá phải trả là cao hơn hàng nhập khẩu rất nhiều. Như vậy, không có nền kinh tế nào được lợi hoàn toàn trong một thế giới "phi toàn cầu". Chỉ là với các nền kinh tế có ưu thế trong nhiều mặt hàng sẽ ít bị ảnh hưởng hơn những nơi không được vũ trụ ưu ái cho lợi thế tài nguyên.

Đối với các nền kinh tế nhỏ hơn, sự sụp đổ của hệ thống thương mại sẽ chặn đứng xu hướng tăng trưởng nhanh của những thập kỷ vừa qua. Thậm chí mọi việc còn tồi tệ hơn khi có thêm các tác động tiêu cực kéo dài của các biện pháp cách ly xã hội.

Ai được lợi trong một nền kinh tế phi toàn cầu? - Ảnh 1.

Theo Financial Times, nợ chính phủ toàn cầu đã gia tăng nghiêm trọng vì Covid-19, đạt mức cao nhất trong thời bình. Hơn nữa, thất nghiệp đang tăng vọt ở nhiều quốc gia: chẳng hạn ở Mỹ, cứ bốn người lao động thì có một người nộp đơn thất nghiệp từ giữa tháng 3, với những tuyên bố hàng tuần mới vượt xa lịch sử. Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự kiến ​​nền kinh tế thế giới sẽ suy giảm 3% trong năm nay - giảm 6,3 điểm phần trăm chỉ trong bốn tháng.

Có một sự thật là, toàn cầu hóa đã khắc sâu sự bất bình đẳng kinh tế, khiến khoảng một tỷ người sống ở các nền kinh tế tiên tiến lâm vào đói nghèo. Cạnh tranh thương mại đã cản trở sự phát triển của những người lao động lương thấp trong một số lĩnh vực, ngay cả khi toàn cầu hóa làm cho hàng hóa trở nên rẻ hơn đối với mọi người.

Một loạt các mô hình kinh tế cho thấy rằng khi thuế quan và rào cản thương mại tăng lên, toàn cầu hóa về lĩnh vực tài chính cũng giảm đi tương xứng, thậm chí là nghiêm trọng hơn. Khi các lợi ích kinh tế bị ảnh hưởng, việc thúc đẩy các nền kinh tế đang phát triển kiềm chế lượng khí thải carbon dioxide sẽ còn khó khăn hơn nữa.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, mặc dù Covid-19 đã tấn công châu Âu và Mỹ nặng nề hơn so với hầu hết các nước có thu nhập thấp hơn, nhưng nguy cơ xảy ra thảm kịch ở châu Phi và các khu vực nghèo khác vẫn rất lớn.

H.A

Project Syndicate

Trở lên trên