MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ai là thủ phạm chính nếu suy thoái toàn cầu xảy ra?

Người Mỹ cho rằng thị trường và tiêu dùng của họ chính là động lực của kinh tế toàn cầu. Nhưng người Mỹ đã nhầm.

Một cuộc khủng hoảng đang đuổi sát sau lưng nước Mỹ, tín hiệu đáng tin cậy của suy thoái hiện đang nhấp nháy các dấu hiệu cảnh báo: đường cong lợi suất đã hoàn toàn đảo ngược.

Đường cong lợi suất đảo ngược có nghĩa là các nhà đầu tư kỳ vọng lãi suất sẽ giảm, điều này thường xảy ra khi có suy thoái. Tuy nhiên, dự báo này là trong khoảng 12 đến 18 tháng tới, có nghĩa là một cuộc suy thoái sẽ xảy ra vào lúc nào đó, trong khoảng thời gian từ tháng 3/2020 đến tháng 2/2021, và thậm chí có thể đường cong lợi suất có thể đưa ra tín hiệu sai, vì đôi khi cũng có trường hợp như vậy. 

Thế nên, mặc dù đảo ngược đường cong lợi suất không phải là tin tốt, nhưng nó cũng chưa gây ra sự hoảng loạn. Dù sao, một đường cong lợi suất đảo ngược chỉ là một tín hiệu - nó không gây ra suy thoái, giống như không phải vì gà gáy nên mặt trời mới mọc. Hiện tại, một vài chỉ tiêu kinh kinh tế của Hoa Kỳ như doanh số bán lẻ và thất nghiệp vẫn đang trong tầm kiểm soát. 

Nếu một cuộc suy thoái xảy ra ở Mỹ, nó có thể là kết quả của một số cú sốc. Paul Krugman cho rằng nguyên nhân có thể bao gồm nhiều yếu tố nhỏ - chiến tranh thương mại, sự yếu kém trong thị trường nhà đất, chấm dứt sự gia tăng nhu cầu từ việc cắt giảm thuế,... 

Nhưng điều đáng lo hơn là nền kinh tế toàn cầu trông còn yếu hơn rất nhiều, khi cả Trung Quốc và Đức, hai cường quốc xuất khẩu và các đối tác thương mại lớn của Mỹ, đều chậm lại rất nhiều.

Suy thoái ở Mỹ, nếu nó xảy ra, sẽ là một phần nhỏ dẫn đến suy thoái thế giới. Người Mỹ cho rằng thị trường và tiêu dùng của họ chính là động lực của kinh tế toàn cầu. Nhưng người Mỹ đã nhầm. Nếu có suy thoái xảy ra, đó sẽ là vì kinh tế Trung Quốc. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã đóng góp nhiều hơn cho tăng trưởng toàn cầu hơn bất kỳ quốc gia nào khác và dự kiến ​​sẽ vẫn là quốc gia đóng góp nhiều nhất trong những năm tới.

Khi Trung Quốc hắt hơi, thì toàn cầu có thể sổ mũi. Từ năm 2010 đến 2017, Trung Quốc đóng góp tới 31% tăng trưởng tiêu dùng toàn cầu. Giảm mua hàng của Trung Quốc chỉ làm giảm doanh số cho các doanh nghiệp ở Hoa Kỳ và các nước giàu khác, khiến các công ty đa quốc gia cắt giảm kế hoạch đầu tư của họ. 

Ai là thủ phạm chính nếu suy thoái toàn cầu xảy ra? - Ảnh 1.

IMF dự báo, trong năm 2019-2020, Trung Quốc vẫn sẽ đóng góp 28% vào tăng trưởng toàn cầu, trong khi Mỹ chỉ đóng góp 10,8%.

Có một số sự đe dọa đang hiện hữu với tăng trưởng của Trung Quốc. Dễ thấy nhất là cuộc chiến thương mại. Đòn thuế quan của Hoa Kỳ cũng như lệnh hạn chế xuất khẩu sang các công ty công nghệ Trung Quốc dường như đã khiến các nhà sản xuất Trung Quốc thận trọng hơn về đầu tư cho tương lai.

Để vượt qua cuộc đại khủng hoảng hồi năm 2008, Trung Quốc đã chuyển trọng tâm từ sản xuất định hướng xuất khẩu sang bất động sản và cơ sở hạ tầng, và từ các công ty tư nhân sang các doanh nghiệp nhà nước. Điều đó có thể khiến tăng trưởng năng suất chậm lại. 

Sự đe dọa tiếp theo là dân số trong độ tuổi lao động của Trung Quốc hiện đang bị thu hẹp và nguồn cung lao động nông thôn nhàn rỗi đã cạn kiệt. Trung Quốc cũng điều chỉnh lại nền kinh tế để tạo ra ít ô nhiễm hơn, cắt giảm khí thải nhà kính cũng, và điều này cũng sẽ trì hoãn sự tăng trưởng, ngay cả khi lợi ích về môi trường trong dài hạn là hoàn toàn đáng giá. 

Kế đến, cuộc chiến thương mại đang khắc sâu một vết rạn giữa Trung Quốc và phần còn lại của nền kinh tế thế giới. Thuế quan đã khiến các nhà sản xuất toàn cầu chen nhau chuyển sản xuất từ ​​Trung Quốc sang Việt Nam. Các công ty của cả Trung Quốc và các nước khác đang bị buộc phải quyết định có nên tiếp tục chuỗi cung ứng của họ ở Trung Quốc, hay đi nơi khác. 

Sự chuyển hướng này có thể sẽ kéo dài và tốn kém. Thế giới phải mất tới 30 năm để xây dựng một hệ thống thương mại toàn cầu tập trung. Bây giờ, cấu trúc đó đang bị phá vỡ. Ngoài chi phí tổ chức lại chuỗi cung ứng và sự kém hiệu quả kinh tế của chủ nghĩa bảo hộ, các công ty đang phải đối mặt với sự bất ổn về cung nguyên liệu và cầu thị trường.

Hoàng An

Bloomberg

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên