Ai mới là người nắm trong tay thực quyền kích hoạt Brexit?
Khác với luận điểm do một số luật sư đưa ra, để thực hiện Điều 50, Nghị viện Anh không cần thiết phải hành động.
- 06-07-2016Ngân hàng từng thắng lớn từ Brexit: Sắp tới là thời của USD
- 06-07-2016Quên Brexit đi, nhân dân tệ lại đang lao dốc!
- 05-07-2016"Ở châu Á Việt Nam ít bị ảnh hưởng nhất từ Brexit"
Sau cuộc trưng cầu dân ý Brexit, tình trạng bất ổn cả về kinh tế và chính trị đã xảy ra tại nước Anh. Và giờ đây là cuộc chiến trong giới luật sư.
Mới đây, công ty luật Mishcon de Reya có trụ sở tại London do luật sư cấp cao David Pannick lãnh đạo đã đưa ra tuyên bố rằng về mặt luật pháp, chính phủ Anh không thể tiến hành kích hoạt Điều 50 trong Hiệp ước Lisbon nếu Nghị Viện chưa có hành động chính thức. Điều này dựa trên cơ sở rằng Nghị viện sẽ chẳng bao giờ hành động bởi phần lớn thành viên hai bên trước đây đều ủng hộ phe Ở Lại.
Luận điểm thứ nhất hãng luật này đưa ra là cuộc trưng cầu dân ý ngày 23/6 về mặt luật pháp là không bắt buộc. Luận điểm này là chính xác.
Luận điểm thứ hai mà hãng đưa ra là một khi Điều 50 được áp dụng, sau tối đa hai năm, Brexit sẽ chính thức diễn ra dù Nghị viện có hành động hay không. Trên thực tế, điều này đi ngược lại Đạo luật Cộng Đồng Châu Âu năm 1972. Tức là, khi Brexit thực sự xảy ra, Liên Minh Châu Âu EU cần một Đạo luật mới.
Tuy nhiên, luận điểm thứ hai đã vấp phải sự phản đối từ các chuyên gia hiến pháp. Hoạch định chính sách ngoại giao luôn là một đặc quyền của Hoàng gia Anh, Thủ tướng hoặc Ngoại trưởng chỉ có có nhiệm vụ thực thi những chính sách này.
Ông Martin Howe, một luật sư cấp cao khác, cho biết cuộc trưng cầu dân ý Brexit không chỉ cho phép, mà còn cấp quyền áp dụng Điều 50 mà không cần đến bất kỳ cuộc bỏ phiếu nào trong Nghị viện.
Đúng theo lẽ thường, tình hình chính trị thực tế luôn gây khó dễ cho giới luật gia. Ông Alan Renwick từ đơn vị luật UCL cho biết yêu cầu chính trị hàng đầu cho Thủ tướng tiếp theo của Anh là phải tổ chức một cuộc bỏ phiếu cấp Nghị viện trước khi tiến hành Điều 50.
Tuy nhiên, thật khó có thể tưởng tượng các thành viên trong Nghị viện sẽ đi ngược lại quyết định của số đông trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 23/6. Dù có bỏ phiếu, thì tình hình cũng sẽ không thay đổi.
Bà Theresa May, Bộ trưởng Nội Vụ kiêm ứng cử viên Thủ tướng mới, một cựu thành viên của phe Ở Lại, mong muốn trì hoãn bỏ phiếu càng lâu càng tốt. Bà hi vọng rằng chính phủ Anh sẽ có thêm thời gian nhằm tìm ra lập trường thương lượng và tham gia vào vòng đàm phán sơ bộ với các đối tác của mình trong EU.
Bà Andrea Leadsom, một ứng cử viên Thủ tướng khác và đồng thời cũng là một cựu thành viên phe Rời Đi, lại mong muốn nhanh chóng tiến hành Điều 50 để đẩy nhanh tiến trình Brexit.
Nhìn chung, dù ai trở thành Thủ tướng, người đó cần phải cẩn trọng về vấn đề áp dụng Điều 50. Một khi Điều 50 được áp dụng, nước Anh sẽ phải đối mặt với kỳ hạn 2 năm trước khi Brexit chính thức diễn ra; đồng thời, phần lớn quyền đàm phán quyết sách cho Brexit cũng sẽ rơi vào tay 27 nước EU còn lại và nước Anh sẽ mất đi quyền phản đối những quyết sách.
Tuy nhiên, việc trì hoãn thực hiện Điều 50 cũng có những bất lợi riêng. Trước hết, sau một cuộc trưng cầu dân ý rầm rộ với kết quả rõ ràng, trì hoãn Brexit là bất hợp lý. Bên cạnh đó, các lãnh đạo EU khác cũng sẽ suy nghĩ rằng thương lượng chính thức là không cần thiết cho đến khi Điều 50 được áp dụng bởi họ đang ở vị trí cao hơn.
Hơn thế nữa, nếu tiến trình chính thức bị trì hoãn đến cuối năm nay hoặc thậm chí là sang đầu năm 2017 như theo quan điểm của bà May, sự kiện Brexit sẽ trùng vào đúng đợt tranh cử tổng thống gay cấn tại Pháp. Hà Lan, Đức và có thể là cả Ý cũng có khả năng phải đối mặt với những cuộc chạy đua tổng thống đầy khó khăn trong năm sau.
Những vấn đề chính trị trong nước sẽ trở thành chướng ngại lớn ngăn cản các nhà lãnh đạo EU trợ giúp cho Thủ tướng Anh kế nhiệm.