MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Quỹ quản lý tài sản lớn nhất thế giới "đánh mất" 1,7 nghìn tỷ đô của khách hàng trong 6 tháng

27-07-2022 - 16:28 PM | Tài chính quốc tế

Quỹ quản lý tài sản lớn nhất thế giới "đánh mất" 1,7 nghìn tỷ đô của khách hàng trong 6 tháng

Ban điều hành của BlackRock cho biết nguyên nhân là do đợt lao dốc mạnh của thị trường trong đầu năm. Chủ tịch kiêm CEO Larry Fink phát biểu trong cuộc họp công bố báo cáo tài chính: "2022 là năm có khởi đầu tồi tệ nhất với cổ phiếu và trái phiếu trong 50 năm qua."

BlackRock đã quen với việc phá vỡ những kỷ lục. Công ty quản lý tài sản lớn nhất thế giới là doanh nghiệp đầu tiên nắm giữ khối tài sản trị giá hơn 10 nghìn tỷ USD. Tuy nhiên, khi càng lớn mạnh, họ lại càng "khó ngã". Trong năm nay, BlackRock lại lập nên một kỷ lục khác, đó là số tiền mà công ty này chịu lỗ trong 6 tháng vừa qua. Trong nửa đầu năm nay, BlackRock đã "đánh mất" 1,7 nghìn tỷ USD của khách hàng.

Ban điều hành của BlackRock cho biết nguyên nhân là do đợt lao dốc mạnh của thị trường trong đầu năm. Chủ tịch kiêm CEO Larry Fink phát biểu trong cuộc họp công bố báo cáo tài chính: "2022 là năm có khởi đầu tồi tệ nhất với cổ phiếu và trái phiếu trong 50 năm qua."

Trong khi một số công ty có thể né tránh những tác động tiêu cực của đợt biến động, thì số khác lại chật vật để vượt qua. BlackRock dường như dần bỏ cuộc. Vào cuối tháng 6, chỉ khoảng 1/4 số tài sản của BlackRock được quản lý bằng phương pháp chủ động, trong khi trước đó là 1/3.

Trong lĩnh vực cổ phiếu, thì sự phân hóa lại đặc biệt rõ rệt. Trên toàn ngành, các quỹ đã quản lý tài sản theo chiến lược bị động thay vì chủ động. Còn ở BlackRock, khoảng 21 tỷ USD đã bị rút khỏi bộ phận quản lý cổ phiếu chủ động trong thập kỷ qua, trong khi 730 tỷ USD được đổ vào các quỹ theo dõi chỉ số. Khoản đầu tư cổ phiếu thụ động của quỹ này hiện lớn hơn 10 lần so với bộ phận đầu tư chủ động, dù họ đang thực hiện chiến lược đa tài sản và thay thế chủ động để thu hẹp khoảng cách.

Đối với các nhà quản lý danh mục của bộ phận trái phiếu, sự thay đổi trên lại cho thấy một tương lai có nhiều điều đáng ngại. Nguồn gốc phát triển của BlackRock nằm ở mảng đầu tư trái phiếu chủ động. Fink thành lập công ty vào năm 1988 với chiến lược "tập trung vào tạo ra giá trị thông qua việc lựa chọn được đảm bảo và thực hiện bởi một nhóm các nhà quản lý danh mục đầu tư có trình độ cao, có quy trình đầu tư nghiêm ngặt", theo bản báo cáo bạch năm 1999.

Dù công ty đã cho ra mắt quỹ ETF trái phiếu đặt trụ sở tại Mỹ đầu tiên vào tháng 12/2002, nhưng lại không có thành tích tốt như các quỹ ETF theo dõi cổ phiếu. Trong 10 năm, mảng đầu tư trái phiếu chủ động đã đón nhận dòng vốn 280 tỷ USD. Trái phiếu là mảng có đóng góp lớn nhất trong bộ phận quản lý chủ động của công ty, với các quỹ quản lý trái phiếu chủ động có tổng giá trị 954 tỷ USD tính đến ngày 30/6, trong khi giá trị của các quỹ quản lý chủ động là 393 tỷ USD. Chiến lược đầu tư thụ động đã tăng trưởng, nhưng chỉ lớn hơn 1,5 lần so với quỹ đầu tư trái phiếu chủ động.

Hướng đi trên có thể sắp thay đổi. Thị trường trái phiếu sụt giảm trong năm nây đã khiến nhà đầu tư bất an với các quỹ trái phiếu chủ động. BlackRock chứng kiến khách hàng rút hơn 20 tỷ USD trong nửa đầu năm nay khi đà bán tháo "thổi bay" 200 tỷ USD trên thị trường trái phiếu. Một trong số các khách hàng này đang chuyển sang các quỹ thụ động, đặc biệt là ETF. Trong năm nay, các quỹ ETF của BlackRock đã thu hút được 39 tỷ USD số vốn mới và 25 tỷ USD trong các quỹ theo dõi chỉ số. Sự thay đổi sang chiến lược thụ động đang tăng tốc đối với cả mảng trái phiếu.

Cho đến gần đây, các quỹ ETF trái phiếu lại đối mặt với tâm lý lo ngại của một số nhà đầu tư. Năm 2015, nhà đầu tư Carl Icahn đã ngồi cùng Fink trên một chương trình truyền hình và gọi BlackRock là "một công ty cực kỳ nguy hiểm". Ông lập luận, các quỹ ETF của BlackRock đã đưa cả trái phiếu rác không có thanh khoản vào rổ và cảnh báo "họ sẽ vấp phải một ‘cục đá đen’."

Tuy nhiên, trong thời kỳ hỗn loạn hồi tháng 3/2020, khi thị trường trái phiếu "đóng băng", các quỹ ETF của BlackRock lại hoạt động hiệu quả. Họ chuyển sang tìm kiếm các trái phiếu cơ bản với mức giá chiết khấu, nhưng không gây ra đợt bán tháo nào. Thay vì tạo căng thẳng, các quỹ ETF trái phiếu lại "hấp thụ" điều đó và cung cấp thanh khoản cần thiết cho nhà đầu tư. Song, giờ đây, khi thị trường trái phiếu chùng xuống, chiến lược này dường như lại không còn phát huy hiệu quả và tiền đang bị rút ra.

Trong buổi công bố báo cáo tài chính, Fink đã giải thích về những lợi ích khi đầu tư theo chiến lược này. Ông quan sát và thấy rằng nhà đầu tư đang sử dụng ETF để tiếp cận một cách nhanh chóng, hiệu quả với hàng nghìn trái phiếu trên toàn cầu và điều chỉnh danh mục. Ông nói: "Những thách thức liên quan đến lạm phát và lãi suất cao đang thu hút nhiều người sử dụng ETF trái phiếu lần đầu và thúc đẩy nhà đầu tư hiện tại tìm ra cách mới để sử dụng ETF trong danh mục."

Hiện tại, các nhà quản lý danh mục đầu tư trái phiếu của BlackRock đang xây dựng mọt "hàng rào" vững chắc. Không như các quỹ khác trên thị trường, hiệu suất của họ vẫn tương đối mạnh mẽ. Trong 6 tháng đầu năm nay, các quỹ của BlackRock ghi nhận tỷ suất sinh lời giảm khoảng 10,6%, cao hơn một chút so với các quỹ ETF trái phiếu. Theo BlackRock, khoảng 1 nửa tài sản trong bộ phận trái phiếu chịu thuế đang có hiệu suất cao hơn so với mức chuẩn trong 1 năm, so với 1/3 tài sản trong bộ phận cổ phiếu được quản lý theo cách truyền thống.

Tuy nhiên, nếu bộ phận trái phiếu cũng "đi theo" lộ trình với bộ phận cổ phiếu, thì sự phân hóa giữa "dòng chảy" thụ động và chủ động sẽ tăng lên. Fink cho biết: "Đây là những ngày đầu tiên của sự thay đổi lớn trong cách mọi người đầu tư vào trái phiếu. Chúng tôi kỳ vọng ngành ETF trái phiếu sẽ tăng trưởng gần gấp 3 và đạt mục tiêu quản lý số tài sản trị giá 5 nghìn tỷ USd vào cuối thập kỷ này."

Đến lúc đó, BlackRock có thể sẽ lớn mạnh hơn, nhưng khối tài sản họ quản lý vẫn chịu ảnh hưởng bởi diễn biến của thị trường.

Tham khảo Bloomberg

https://cafef.vn/ai-roi-cung-thua-lo-quy-quan-ly-tai-san-lon-nhat-the-gioi-danh-mat-17-nghin-ty-do-cua-khach-hang-trong-6-thang-20220727154643173.chn

Vu Lam

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên