AI vẽ lại dung mạo Võ Tắc Thiên thời trẻ, dân mạng gật gù cảm thán: "Chẳng trách Hoàng đế mê đắm bà như vậy"
Với sức mạnh của trí tuệ nhân tạo (AI), dung nhan của nhiều nhân vật lịch sử đã được "hiện nguyên hình" từ những bức tranh cổ, trong đó có Nữ đế Võ Tắc Thiên.
- 03-02-2024Dùng AI phục chế ảnh hiếm thời nhà Thanh: "Bật mí" nhan sắc công chúa được coi là mỹ nhân hoàng cung
- 03-01-202410 nhân vật nức tiếng nhất cuối thời nhà Thanh: Từ Hi đứng đầu, Uyển Dung xinh đẹp, người thứ 4 gây bất ngờ
- 23-12-2023AI thêm màu vào chân dung 12 vị Hoàng đế nhà Thanh: Bất ngờ nhan sắc "đấng lang quân" của Từ Hi Thái hậu
Có lẽ hậu thế đều biết đến vị Nữ đế được công nhận duy nhất trong lịch sử Trung Quốc, Võ Tắc Thiên. Câu chuyện xung quanh cuộc đời của người phụ nữ quyền lực này đã đi vào phim ảnh, trở thành một phần không thể thiếu trong tuổi thơ của nhiều người.
Bên cạnh quyền lực tối cao, Võ Tắc Thiên còn nổi tiếng bởi nhan sắc động lòng người, như hoa như ngọc khiến ai nhìn cũng xiêu lòng. Thậm chí còn có nhiều luồng ý kiến cho rằng bà đã dùng nhan sắc tuổi trăng rằm của mình để từng bước nâng cao địa vị, chiếm trọn con tim Hoàng đế, là chìa khóa giúp bà có được quyền lực mang danh Nữ đế sau này.
Từ bức tranh cổ phác họa dung mạo của Võ Tắc Thiên, AI đã vẽ lại và thêm màu, cộng thêm quay ngược thời gian, vị Nữ đế hiện lên thật trẻ trung, xinh đẹp.
Hậu thế ngỡ ngàng không dám tin vì Võ Tắc Thiên thời trẻ quá xinh đẹp. Song nếu nhìn lại sử liệu ghi chép về vị Nữ đế này, đánh giá Võ Tắc Thiên là người phụ nữ sở hữu nhan sắc mê đắm lòng người không phải không có căn cứ.
Thuở nhỏ, Võ Tắc Thiên có tên là Võ Chiếu. Năm Trinh Quán thứ 11 (tức năm 638), khi mới ở tuổi 14, Võ Chiếu bị đưa vào cung.
Ở trong cung, Võ Chiếu được đổi tên là Võ Mỵ Nương. Nhan sắc yêu kiều của Mỵ Nương đã thực sự chinh phục được Đường Thái Tông Lý Thế Dân. Thế nhưng Mỵ Nương vẫn chưa thể có địa vị nhất định vì khi đó Lý Thế Dân đã ở vào tuổi xế chiều bệnh tật triền miên, chỉ chờ đến ngày băng hà.
Nhìn thấy cơ hội thay đổi thời thế, Mỵ Nương bèn chuyển hướng mục tiêu sang Thái tử Lý Trị (tức Đường Cao Tông sau này). Đường Thái Tông biết chuyện này nhưng không thẳng thừng trừng trị.
Nghe lời sấm truyền dân gian về một nữ vương làm lung lay nhà Đường sau này, trước khi lâm chung, Lý Thế Dân đã ban lệnh bắt Mỵ Nương xuống tóc đi tu ở chùa Cảm Nghiệp.
Ngày 26/5/650, Đường Thái Tông Lý Thế Dân băng hà. Thái tử Lý Trị được đăng cơ, trở thành Đường Cao Tông. Sau đó trong một lần lên chùa Cảm Nghiệp thắp hương, Lý Trị đã gặp lại Mỵ Nương hiện đang làm một ni cô, song trong lòng ông khơi dậy những nỗi niềm xưa khi đứng trước người phụ nữ vẫn xinh đẹp ngời ngời mặc dù mái tóc đã không còn.
Sau nhiều diễn biến tiếp theo, Mỵ Nương đã được đón trở về hậu cung của Lý Trị, bắt đầu con đường chinh phục trái tim Hoàng đế và nâng cao địa vị.
Năm 663, trải qua những tháng ngày bệnh tật, Đường Cao Tông Lý Trị qua đời, Võ hậu lên ngôi nhiếp chính, đổi tên nước là Chu và trở thành vị Nữ hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc.
Võ Tắc Thiên (tên này chỉ được tôn vinh sau khi bà chết, đầy đủ là "Tắc Thiên Thuận Thánh Hoàng Thái Hậu) nắm giữ quyền lực tối thượng hơn 40 năm. Tương truyền, đến khi mất (năm 82 tuổi), bà vẫn còn giữ được nhiều nét hấp dẫn. Điều này lý giải tại sao khi Đường Cao Tông còn sống, bà đã vượt lên hết thảy mọi cung nữ trẻ đẹp khác để làm cho ông ngày đêm mê mẩn.
Suốt chặng đường trở thành Nữ đế của Võ Tắc Thiên, có lẽ không thể tách rời khỏi hai từ "nhan sắc". Nếu không có yếu tố này, hẳn là bà đã không thể viết tiếp câu chuyện để đời phía sau.
Nguồn: Toutiao
Phụ nữ số