Bộ ảnh ghi lại cận cảnh quá trình "xuất giá" của tiểu thư quý tộc nhà Thanh: Ấn tượng mũ đội đầu của cô dâu
Những bức ảnh cũ cho hậu thế có cái nhìn chân thực hơn về đời sống, văn hóa và phong tục của người dân thời nhà Thanh (Trung Quốc).
- 08-12-2023Ảnh hiếm cuối thời nhà Thanh: Hé lộ hình ảnh "phú nhị đại" 100 năm trước, cảnh tượng Vạn Lý Trường Thành gây bất ngờ
- 04-12-2023Cao thủ đại nội thời nhà Thanh có bản lĩnh gì? 5 bước chân di chuyển là có thể hạ gục thích khách
- 01-12-2023Khai quật tranh chân dung 12 vị vua nổi tiếng thời nhà Thanh: Bất ngờ trước dung mạo của Càn Long, xứng đáng khiến 3000 cung tần, mỹ nữ quyết đấu nơi hậu cung
Vào thời nhà Thanh ở Trung Quốc, quá trình đưa con gái đi lấy chồng không chỉ thể hiện tình cảm và sự chúc phúc của cha mẹ đối với con gái, mà còn phản ánh được thực lực và địa vị của gia tộc.
Trước lúc lên đường theo chồng về dinh, người nhà cô dâu sẽ tiến hành một loạt công tác chuẩn bị.
Lựa chọn ngày thành thân là bước đầu tiên. Thông thường ngày này do trưởng bối trong nhà hoặc người biết xem tướng tính ngày lựa chọn, mục đích là để hôn lễ diễn ra thuận buồm xuôi gió.
Tiếp theo, các khâu hôn lễ được lên kế hoạch tỉ mỉ, bao gồm sính lễ và của hồi môn. Vật dụng "xuất giá" được chuẩn bị đầy đủ như đồ dùng trong nhà, trang sức, quần áo... cho cô dâu sống ở nhà chồng. Ngoài ra, gia đình còn chuẩn bị cho con gái một phong bì lì xì đỏ hậu hĩnh, để biểu đạt tình cảm và lời chúc.
Trong ngày xuất giá, gia đình cô dâu sắp xếp một đoàn hộ tống, bao gồm họ hàng, bạn bè, hàng xóm. Đoàn hộ tống này sẽ đồng hành cùng cô dâu đến nhà chồng, hòa chung đoàn rước dâu của nhà trai. Đặc biệt là không thể thiếu phu khiêng kiệu và đội nhạc cụ. Suốt quá trình, họ diễn tấu những khúc nhạc vui, pháo nổ đì đùng, mang ý nghĩa cầu chúc thuận lợi, may mắn và cát tường. Họ hàng và bạn bè cũng không quên chia sẻ kinh nghiệm sống với cô dâu, mong cô hiểu thêm về nhân tình thế thái, ít đi đường vòng, trách gặp thị phi.
Sau khi đến nhà chồng, cô dâu cần phải thực hiện một vài lễ nghi để bày tỏ sự tôn trọng với nhà chồng và sự cảm kích đến bố mẹ chồng. Quy trình bao gồm bái đường, kính trà.... Trong đó bái đường là khâu quan trọng nhất, tượng trưng cho quan hệ hôn nhân của cô dâu chú rể. Trong quá trình này, cô dâu sẽ dâng đồ cúng lên tổ tiên nhà chồng, đồng thời tuyên thệ tình yêu và sự trung thành đối với cuộc hôn nhân này.
Sau đó là phần yến tiệc chiêu đãi họ hàng và bạn bè. Buổi tiệc này là khâu quan trọng để chúc mừng cô dâu đi lấy chồng, cũng là cơ hội để thể hiện thực lực và địa vị của gia đình hai bên. Trong buổi tiệc, mọi người cùng thưởng thức các món ngon, đàm đạo về cuộc sống, giao lưu văn hóa, gửi lời chúc mừng đến cặp đôi mới cưới trong ngày chung thân đại sự.
Bước cuối cùng là "hồi môn". Sau khi hôn lễ kết thúc, cô dâu cần phải trở về nhà để thăm hỏi cha mẹ đẻ, nên được gọi là "hồi môn" (về nhà). Trong quá trình này, đồng hành cùng cô dâu không thể thiếu chú rể, cũng là lúc để anh bày tỏ lời cảm tạ đến cha mẹ vợ, cũng như chia sẻ niềm vui và hạnh phúc khi hai người đã nên duyên.
Quá trình "hồi môn" cũng tổ chức thêm một lần tiệc chiêu đãi, xem như lời cảm ơn đến họ hàng và bạn bè đã cùng chung vui với gia đình.
Nguồn: Sohu
Phụ nữ số