Amazon bắt đầu một chương mới khi không có bàn tay của Jeff Bezos trên cương vị CEO
Nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos đã từ chức Giám đốc điều hành vào ngày 5/7, trao lại quyền lãnh đạo trong bối cảnh đường lối kinh doanh của công ty thay đổi khi thế giới đang nỗ lực thoát khỏi ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
- 06-07-2021Cách Jeff Bezos giúp Amazon trị vì suốt 26 năm trên ngai vàng 'vua thương mại điện tử': Mãi mãi tinh thần khởi nghiệp, 'khô máu' với chính đối tác miễn sao mình sống sót
- 22-06-2021Amazon có thể bị ép bán bộ phận logistics
- 22-06-2021Nhà kho Amazon gây sốc khi tiêu hủy 130.000 sản phẩm/tuần, có cả MacBook, iPad và 20.000 khẩu trang mới tinh
- 12-06-2021Vì đâu Amazon chi tới 8 tỷ USD để sở hữu nhà sản xuất phim James Bond?
- 27-05-2021Chi gần 8,5 tỷ USD, liệu MGM có trở thành 'tấm vé vàng' giúp Amazon thống trị Hollywood?
Andy Jassy, người đứng đầu mảng điện toán đám mây của Amazon, đã chính thức thay thế vị trí CEO của Bezos. Kế hoạch này đã được công ty công bố vào tháng 2.
Bezos là cổ đông lớn nhất của Amazon với số cổ phần trị giá 180 tỷ USD. Ông vẫn là người có ảnh hưởng với công ty mà ông tạo ra ở trong một gara tại Seattle vào năm 1995. Dù không còn là CEO nhưng Bezos vẫn giữ vai trò chủ tịch Amazon nhưng tập trung vào sản phẩm và ý tưởng mới.
Jassy nắm quyền điều hành doanh nghiệp trị giá 1,7 tỷ USD trong thời điểm nó được hưởng lợi nhiều từ đại dịch. Lợi nhuận của Amazon trong quý 1/2021 đã tăng gấp 3 lần cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu của nó cũng đã tăng kỷ lục khi khách hàng ngày càng phụ thuộc vào mua sắm trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh hoành hành.
Tuy nhiên, Amazon cũng đang phải đối mặt với sự thiếu hụt trong lực lượng lao động. Sự phục hồi kinh tế nhanh chóng tạo ra hiện tượng thiếu hụt trên diện rộng, nhất là trong ngành bán lẻ, sản xuất hay dịch vụ khác.
Amazon cũng đang phải đối mặt với những thách thức to lớn từ sự phản đối của công nhân mà gần đây nhất là sự việc trong một nhà kho ở Alabama hồi đầu năm. Dù đã giải quyết êm đẹp nhưng một phong trào lớn hơn đang hình thành nhằm đoàn kết các công nhân của Amazon trên toàn nước Mỹ.
Trong một bài viết gửi tới các nhân viên hồi đầu năm, Bezos nói rằng ông dự tính dành nhiều thời gian hơn cho các dự án phụ, bao gồm cả công ty thám hiểm không gian Blue Origin, các sáng kiến từ thiện cũng như tăng cường giám sát với tờ Washington Post mà mình sở hữu.
Ngoài ra, người đàn ông giàu nhất thế giới cũng sẽ hiện thực hóa giấc mơ du hành vũ trụ thời thơ ấu của mình. Vào ngày 20/7, Bezos, 57 tuổi, sẽ lần đầu tiên bay vào không gian trên tàu vũ trụ của Blue Origin trong sứ mệnh có người đầu tiên. Những hành khách khác trên chuyên bay bao gồm Mark Bezos, em trai ông, một nhà đầu tư và một lính cứu hỏa tình nguyện.
Bezos thành lập Amazon như một cửa hàng sách trực tuyến trước khi xây dựng nó trở thành một đế chế mua sắm và giải trí. Đây là công ty tư nhân lớn thứ 2 ở Mỹ sau Walmart xét theo doanh thu. Ngoài lĩnh vực bán lẻ trực tuyến, Amazon còn đang đàm phán mua hãng phim MGM. Công ty cũng tham gia vào các hoạt động sản xuất và cả đưa vệ tinh vào không gian nhằm kết nối Internet diện rộng.
CEO Jassy là người gia nhập Amazon vào năm 1997 và chịu trách nhiệm mảng kinh doanh điện toán đám mây. Nó cung cấp nền tảng cho trang phát video trực tuyến Netflix và nhiều công ty khác. Điều này đã khiến điện toán đám mây trở thành mảng sinh lời cao nhất của Amazon.
Một trong số những thách thức mà Jassy sắp sửa phải đối mặt là những lời kêu gọi áp dụng quy định chặt chẽ hơn với những gã khổng lồ công nghệ. Một báo cáo của Ủy ban Tư pháp Hạ viện vào tháng 10 năm ngoái nói rằng nên có các biện pháp để giảm thiểu việc Amazon mua lại các công ty khác, khiến mọi đối thủ cạnh tranh đều bị bóp nghẹt.