Amazon ra mắt tính năng mới 'ăn theo' TikTok
Một tính năng mới giống TikTok đang được Amazon triển khai ngay bên trong ứng dụng để tăng tính cạnh tranh trên thị trường Mỹ.
- 09-12-20223 cách giúp người lao động tra cứu quá trình tham gia BHXH
- 08-12-2022Bị đổi số CMND khi làm CCCD gắn chip nhưng chậm khai báo với cơ quan thuế có bị phạt hay không?
- 08-12-2022Sau 1 năm thí điểm, tham vọng ‘phủ sóng’ Viettel Money tới 90 triệu người dân Việt Nam đã đi tới đâu?
Amazon đang triển khai một tính năng mới giống TikTok bên trong ứng dụng, cho phép khách hàng mua sắm ngay tại nguồn cấp ảnh và video đã được cá nhân hoá, theo WSJ.
Tính năng mới hiện đã được áp dụng với một số khách hàng nhất định, sau đó sẽ được triển khai rộng rãi trên toàn nước Mỹ. Cổng thông tin, được đặt tên là Inspire, sẽ hiển thị liên tục nguồn cấp dữ liệu ảnh và video về các sản phẩm khách hàng có thể mua thông qua ứng dụng. Inspire trước đó đã được thử nghiệm với một số ít nhân viên.
Với sự ra đời của tính năng mới, Amazon tham vọng tiến sâu hơn vào hoạt động mua sắm tiện lợi. Tập đoàn này cũng thuê nhiều KOLs có tầm ảnh hương để xây dựng tương tác trên nền tảng. Hiện cơ sở người dùng Amazon đã lên tới hàng trăm triệu.
“Video dạng ngắn là một phương tiện cực kỳ hữu ích giúp mọi người khám phá và hiểu sản phẩm”, Oliver Messenger, Giám đốc Amazon, cho biết.
Theo ông Messenger, dù Inspire tập trung chủ yếu vào mảng mua sắm, song vẫn có thể mở rộng sang tính năng tùy chọn chia sẻ nội dung và nội dung theo xu hướng.
Theo Amazon, Inspire sẽ xuất hiện dưới dạng biểu tượng hình bóng đèn phía cuối ứng dụng. Khách hàng khi nhấp vào tiện ích sẽ đến nguồn cấp dữ liệu hiển thị hình ảnh và video giới thiệu sản phẩm - nơi họ có thể nhấn “thích”, xem mô tả và mua chúng.
Amazon triển khai tính năng mới cho phép người dùng mua sắm ngay tại nguồn cấp ảnh và video đã được cá nhân hoá.
Người dùng sẽ được yêu cầu chọn sở thích, chẳng hạn như “chơi game” hoặc “thú cưng” khi sử dụng Inspire lần đầu tiên, để tính năng mới có thể sắp xếp nội dung hiển thị tương ứng. Người mua có thể mua các sản phẩm được hiển thị bởi người có tầm ảnh hưởng hoặc một số thương hiệu.
Theo các chuyên gia, các công ty công nghệ đã phải vật lộn trong khoảng thời gian dài để kết hợp trải nghiệm xã hội với mua sắm trực tuyến. Các dịch vụ thương mại điện tử của Meta, vốn được phát triển vào năm 2020, không còn đạt được nhiều kỳ vọng. Khi đó, một số nhà bán lẻ cho biết dịch vụ này đã bỏ sót một số yếu tố cơ bản, chẳng hạn như khả năng hiển thị sản phẩm ở các màu sắc và kích cỡ khác nhau nếu chúng không được bán trực tiếp qua Facebook hay Instagram.
Meta là một trong những tập đoàn “ăn theo” ứng dụng video ngắn gây nghiện TikTok - một trong những nền tảng truyền thông xã hội thành công và mạnh mẽ nhất Trung Quốc tính đến thời điểm hiện tại. Hồi tháng 2, Meta ra mắt sản phẩm video ngắn Reels trên toàn cầu; trong khi Google mở rộng YouTube Shorts để hiển thị các video có thời lượng lên tới 60 giây.
Theo ông Messenger, công ty sẽ xử lý phản hồi khách hàng về Inspire và coi đây là nền tảng định hình lại cách nó phát triển.
Amazon đang trong giai đoạn kinh doanh quan trọng nhất trong năm. Tập đoàn này trước đó đã đưa ra cảnh báo rằng doanh số bán hàng trong quý IV có thể không đạt kỳ vọng, đồng thời thông báo cắt giảm hàng nghìn nhân viên do tuyển dụng quá mức trong thời kỳ đại dịch.
Được biết trong những tháng gần đây, Amazon buộc phải đóng cửa dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa, loại bỏ robot giao hàng lưu động và dừng các chuỗi cửa hàng truyền thống hoạt động kém hiệu quả. Tập đoàn này mới đây đây cũng đã chứng kiến sự sụt giảm trong mức độ hài lòng của khách hàng, dựa trên dữ liệu khảo sát và phản hồi về kết quả tìm kiếm, sản phẩm, quảng cáo, dịch vụ và một số vấn đề vận chuyển. Đáp lại, Amazon khẳng định sẽ không ngừng cải thiện các tính năng trên trang web cũng như ứng dụng để khách hàng có được những trải nghiệm hài lòng nhất.
Amazon vừa lần đầu tiên chứng kiến vốn hóa thị trường sụt giảm xuống dưới 1.000 tỷ USD kể từ tháng 4/2020.
Inspire từ đó ra đời, một phần cũng nhằm thu hút những người sáng tạo nội dung và người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội. Amazon trong những năm gần đây đã cố gắng thuyết phục người dùng mạng xã hội tham gia một số chương trình - nơi họ được quyền xây dựng các trang cá nhân hóa ngay trên Amazon và kiếm tiền khi những followers (người theo dõi) mua hàng thông qua liên kết tùy chỉnh.
Theo các chuyên gia, việc Amazon ra mắt tính năng mới, một phần cũng nhằm tăng tính cạnh tranh trên thị trường Mỹ. Được biết Pinduoduo và ByteDance - đối thủ đến từ Trung Quốc, đang dùng chiến lược giá rẻ, miễn phí vận chuyển và khuyến mãi lớn gây áp lực cho Amazon trên chính quê nhà của hãng.
Động thái bành trướng ra nước ngoài diễn ra vào thời điểm các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc tìm hướng tăng trưởng mới, khi môi trường trong nước trở nên kém thuận lợi. Riêng với thương mại điện tử, thị trường tỷ dân đang bộc lộ nhiều dấu hiệu bão hòa.
“ByteDance và Pinduoduo đang nắm bắt cơ hội để áp dụng những đổi mới độc đáo vào thị trường nước ngoài”, Jacob Cooke, CEO WPIC, công ty marketing chuyên hỗ trợ các thương hiệu nước ngoài bán hàng ở Trung Quốc cho biết.
Theo một số chuyên gia, Pinduoduo và ByteDance có thể làm giảm thị phần của Amazon trong một số lĩnh vực nhất định, song khó có thể tác động tới vị trí thống lĩnh của gã khổng lồ này trên thị trường thương mại điện tử Mỹ.
“Họ phải đối mặt với độ nhận diện thương hiệu thấp và cần xây dựng lòng tin của người dùng trước đã”, Jacob Cooke nói.
“Khi các nền tảng lớn có quá nhiều người bán, một số thương nhân sẽ chuyển sang các nền tảng nhỏ hơn để mong chiếm vị thế dẫn đầu. Tuy nhiên, các công ty Trung Quốc như Pinduoduo vẫn chưa đủ nổi tiếng ở Mỹ. Lượng truy cập của họ không nhiều bằng Amazon”, một thương nhân chia sẻ.
Trước đó hồi tháng 10, Amazon báo cáo thu nhập quý III đáng thất vọng. Tập đoàn này cũng lần đầu tiên chứng kiến vốn hóa thị trường sụt giảm xuống dưới 1.000 tỷ USD kể từ tháng 4/2020 - một kết quả kinh doanh được cho là tồi tệ nhất kể từ năm 2008.
Theo: WSJ, Bloomberg
Nhịp sống thị trường