Ăn 3 loại thịt, mùa đông lạnh giá sẽ không bị đau nhức: Vừa bổ nội tạng, dưỡng huyết lại tăng cường sức khỏe xương khớp
Dù trước đây hay hiện tại, ăn thịt vẫn là cách bổ sung trực tiếp tốt nhất vào đầu mùa đông. Nó có thể cung cấp một lượng lớn calo và chất dinh dưỡng mà cơ thể cần.
- 10-10-2024Một loại thịt được xem là thượng phẩm bồi bổ sức khỏe: Giá chưa tới 100 nghìn/con, nấu kiểu gì cũng ngon
- 08-10-2024Loại thịt quen khiến 12 người chết, 149 người điếc tại Thái Lan nguy hiểm thế nào?
- 07-09-2024Người có đường huyết cao nên nhớ "4 loại thịt kiểm soát lượng đường, 2 loại thịt gây hại" để tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm
Thời gian như thoi đưa, chớp mắt đã sang tháng 11. Đầu mùa đông sắp đến như dự kiến. Mùa đông đồng nghĩa với cái lạnh, mọi thứ trên thế giới sẽ bước vào giai đoạn "ẩn náu" để bảo toàn thể lực và sống sót qua khí hậu lạnh giá khắc nghiệt. Ngược lại, chúng ta vẫn hoạt động trong mùa đông lạnh giá nên cần một cơ thể khỏe mạnh để thích nghi môi trường, khí hậu. Vì vậy, từ xa xưa con người đã chú ý đến việc tăng cường miễn dịch trong thời điểm đầu đông để dự trữ năng lượng cho mùa lạnh.
Dù trước đây hay hiện tại, ăn thịt vẫn là cách bổ sung trực tiếp tốt nhất vào đầu mùa đông. Nó có thể cung cấp một lượng lớn calo và chất dinh dưỡng mà cơ thể cần. Tuy nhiên hiện nay, có rất nhiều loại thịt nên chúng ta phải lựa chọn loại phù hợp nhất để ăn vào mùa đông.
Ăn 3 loại thịt, mùa đông lạnh giá sẽ không bị đau
1. Cá
Cá là một loại thịt rất mềm, hương vị thơm ngon, hàm lượng chất béo tương đối thấp, giúp dưỡng lá lách và dạ dày, dễ dàng tiêu hóa hơn.
Nó cũng giàu protein, axit béo không bão hòa, nguyên tố vi lượng và các thành phần khác, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, bổ sung khí, làm ấm dạ dày. Tất nhiên, ăn một số loại cá còn có thể giúp bổ gan, bổ máu, bảo vệ hệ tim mạch và bồi bổ cơ thể. Khi thời tiết trở lạnh, bạn có thể ăn nó 1-2 lần một tuần. Nấu súp, hấp hoặc ninh, dù là phương pháp nào cũng tốt cho sức khỏe, giúp tăng cường miễn dịch .
2. Thịt cừu
Thịt cừu có hàm lựng dinh dưỡng cao, kết cấu mịn, dễ tiêu hóa, cực bổ lá lách và dạ dày. Thịt cừu đồng thời chứa một lượng lớn axit amin, axit linoleic, vitamin A, sắt, phốt pho, magie, canxi và các khoáng chất khác. Nhờ đó ăn thịt cừu có thể giúp nuôi dưỡng gan, cải thiện thị lực, bổ sung khí và máu, tăng dương, xua tan cảm lạnh, nâng cao sức đề kháng... Khi thời tiết trở lạnh, bạn có thể dùng nó để nấu canh, hấp bánh bao, làm bánh bao... tùy thích để ăn.
3. Thịt bò
Thời tiết ngày càng lạnh nên ăn chút thịt bò sẽ khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Là loại thịt được yêu thích nhất, nó chứa một lượng lớn axit amin, protein, phospholipid, vitamin B, cũng như canxi, sắt, kẽm, đồng và các khoáng chất khác. Tiêu thụ thịt bò giúp giảm mệt mỏi, bổ sung máu và khí, làm ấm cơ thể, tăng cường sức mạnh cơ bắp, xương khỏe mạnh.
Loại thịt này rất đa năng. Bạn có thể dùng để xào, nấu súp, hấp, om... đều rất ngon miệng.
Mùa đông nên làm gì để xương khớp khỏe mạnh?
1. Duy trì cân nặng khỏe mạnh
Nếu bạn thiếu cân hoặc thừa cân, nguy cơ loãng xương và gãy xương sẽ tăng lên. Đó là lý do tại sao, để bảo vệ xương khớp, bạn nên cố gắng duy trì cân nặng cơ thể ở mức khỏe mạnh và phù hợp với mình.
Một cách dễ dàng để tính toán xem cân nặng cơ thể có nằm trong phạm vi khỏe mạnh hay không là tính chỉ số khối cơ thể (BMI). BMI có thể cho biết bạn bị thiếu cân hay thừa cân.
2. Duy trì lối sống xanh
Hoạt động thể chất và tập thể dục giúp xương chắc khỏe trong suốt cuộc đời. Đó là vì xương của bạn là mô sống, trở nên chắc khỏe hơn khi bạn sử dụng chúng.
3. Ăn uống lành mạnh
Ăn uống đúng cách có thể giúp hỗ trợ sức khỏe xương của bạn ở mọi giai đoạn của cuộc đời.
Canxi và vitamin D là 2 chất dinh dưỡng được biết đến rất quan trọng đối với xương. Nhưng còn nhiều loại vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng khác cũng cần thiết để giúp xương khớp khỏe mạnh.
4. Hấp thụ đủ vitamin D từ ánh nắng mặt trời
Vitamin D giúp cơ thể bạn hấp thụ và sử dụng canxi để duy trì xương chắc khỏe.
Vitamin D cũng giúp cơ bắp của bạn khỏe mạnh, giảm nguy cơ gãy xương khi bị ngã.
Có 3 cách để bạn có thể hấp thụ vitamin D: Từ ánh nắng mặt trời buổi sáng sớm hoặc chiều muộn, chế độ ăn uống và thực phẩm bổ sung vitamin D.
5. Tránh hút thuốc
Hút thuốc làm chậm quá trình tạo xương của các tế bào trong cơ thể. Điều này có nghĩa là hút thuốc có thể làm giảm sức mạnh của xương và làm tăng nguy cơ gãy xương.
Nếu bạn là phụ nữ, hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ mãn kinh sớm. Phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ loãng xương và gãy xương cao hơn. Những người hút thuốc cũng có nguy cơ gãy xương hông cao hơn khi họ già đi.
Tuy nhiên, hãy yên tâm, vẫn chưa quá muộn. Nếu bạn bỏ thuốc lá, nguy cơ gãy xương của bạn sẽ giảm nhanh chóng.
6. Uống rượu có chừng mực
Uống nhiều rượu sẽ làm tăng nguy cơ loãng xương. Trong thời gian ngắn, nó cũng khiến bạn mất thăng bằng, dễ vấp ngã và dễ gãy xương hơn.
Do đó nên tránh uống rượu càng nhiều càng tốt để xương khớp dẻo dai, khỏe mạnh.
7. Hiểu rõ nguy cơ loãng xương và gãy xương
Việc tìm hiểu có thể giúp bạn xác định những điều có thể làm hoặc thay đổi để giúp bảo vệ xương khớp. Bạn nên tìm đến các bác sĩ chuyên môn để được thăm khám, tư vấn chuẩn xác, ngăn chặn kịp thời các vấn đề xương khớp.
(Ảnh minh họa: Internet)
Thanh niên Việt