MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ăn cùng một loại thức ăn mỗi ngày liệu có tốt cho sức khoẻ?

12-07-2017 - 07:07 AM | Sống

Một bữa ăn đơn điệu, duy trì cùng một loại thức ăn ngày này qua ngày khác có điểm mạnh và (đa phần) điểm yếu mà không phải ai cũng biết.

Dưới đây, chuyên gia dinh dưỡng Toby Amidor đã chỉ ra những ưu và nhược điểm của việc ăn cùng loại thức ăn trong nhiều ngày:

Chuyên gia dinh dưỡng Toby Amidor.

Chuyên gia dinh dưỡng Toby Amidor.

1. Ưu điểm

Nếu bữa chính và bữa ăn vặt có sẵn trong lịch trình ăn uống hàng ngày của bạn bao gồm nhiều trái cây, rau củ, protein dạng nạc, ngũ cốc toàn phần, chất béo và sản phẩm từ sữa tốt cho sức khỏe, bạn đã có một khởi đầu tuyệt vời. Để phát triển thói quen ăn uống phong phú, đa dạng, bao gồm tất cả các nhóm thực phẩm được khuyến nghị bên trên, không hề dễ dàng. Theo bản hướng dẫn dinh dưỡng mới nhất cho người Mỹ, khoảng 90% dân Mỹ không ăn đủ lượng rau khuyến nghị và 85% không ăn đủ lượng trái cây khuyến nghị.

Lên kế hoạch ăn uống lặp đi lặp lại nhưng có sự cân bằng phù hợp là cách tốt để thực hành việc chuẩn bị bữa ăn và lên lịch ăn. Bản thân bạn sẽ hưởng lợi nhiều hơn từ việc sắp xếp khoa học này thay vì vớ tạm một túi khoai tây chiên hay ghé vào tiệm đồ ăn nhanh gần nhất cho xong bữa.

Chế độ ăn không thay đổi đang rất phổ biến.

Chế độ ăn không thay đổi đang rất phổ biến.

Hơn nữa, một số nghiên cứu khoa học cho rằng, chế độ ăn không thay đổi đang rất phổ biến. Một nghiên cứu năm 2015 đã xem xét chất lượng và sự phong phú trong chế độ ăn của hơn 5.000 người trưởng thành với nhiều xuất thân khác nhau. Kết quả, một chế độ ăn đa dạng có liên quan tới vòng eo lớn hơn và chế độ ăn chất lượng cao liên quan tới giảm nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2.

Các nhà nghiên cứu đã đi tới kết luận, chế độ ăn đa dạng chưa chắc đã là chế độ ăn có chất lượng cao hơn hoặc tốt hơn cho sự trao đổi chất. Một chế độ ăn phong phú cũng có thể bao gồm cả những đồ ăn không tốt cho sức khỏe - về bản chất vốn chẳng mang lại lợi ích gì cho bạn.

Chế độ ăn đa dạng chưa chắc đã là chế độ ăn có chất lượng cao hơn hoặc tốt hơn cho sự trao đổi chất.

Chế độ ăn đa dạng chưa chắc đã là chế độ ăn có chất lượng cao hơn hoặc tốt hơn cho sự trao đổi chất.

2. Nhược điểm

Chế độ ăn của bạn cân bằng về mặt lý thuyết không có nghĩa là có thể chứa đựng hết mọi dinh dưỡng bạn cần. Dana Angelo White, chuyên gia ăn kiêng và huấn luyện viên thể thao được chứng nhận ở Connecticut, cho biết: "Tôi thực sự không khuyến khích việc lặp lại cùng một thực phẩm và bữa ăn mỗi ngày. Chắc chắn là ổn thôi khi thường xuyên ăn những món bạn yêu thích nhưng bạn sẽ không thể đáp ứng mọi nhu cầu dưỡng chất nếu cứ duy trì ăn cùng một loại thức ăn như vậy ngày này qua ngày khác. Sự đa dạng, phong phú có ý nghĩa thiết yếu với một chế độ ăn cân bằng và lành mạnh".

Phần lớn các nghiên cứu đểu ủng hộ quan điểm của White khi chỉ ra mối liên hệ giữa các lợi ích đối với sức khỏe của một chế độ ăn đa dạng hơn. Một nghiên cứu năm 2015 đã xem xét chế độ ăn của hơn 7.000 người trưởng thành, ít nhất 20 tuổi. Kết quả, mức độ da đạng của thực phẩm càng cao thì nguy cơ bị mắc hội chứng trao đổi chất càng giảm so với những người sở hữu chế độ ăn ít phong phú hơn.

Chế độ ăn của bạn cân bằng về mặt lý thuyết không có nghĩa là có thể chứa đựng hết mọi dinh dưỡng bạn cần.

Chế độ ăn của bạn cân bằng về mặt lý thuyết không có nghĩa là có thể chứa đựng hết mọi dinh dưỡng bạn cần.

3. Kết luận

Mặc dù ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau là quan trọng, nhưng quan trọng nhất vẫn là thứ bạn chọn ăn. Một nghiên cứu năm 2002 (đăng trên Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia, Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ) đã tìm hiểu về mức độ đa dạng của những thực phẩm tốt cho sức khỏe và không tốt cho sức khỏe ảnh hưởng tới tỷ lệ tử vong như thế nào đối với 60.000 phụ nữ.

Kết quả, những người tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh bằng cách ăn nhiều loại trái cây, rau, bánh mì nguyên cám, ngũ cốc, cá và sản phẩm từ sữa ít béo có tỷ lệ tử vong thấp hơn rõ rệt so với những người tiêu thụ ít những thực phẩm kể trên trong chế độ ăn phong phú của họ. Sau đó, các nhà khoa học còn phát hiện ra rằng, nguy cơ tử vong do bệnh tim đặc biệt thấp ở những phụ nữ ăn nhiều loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Họ đi đến kết luận rằng, có lẽ tốt hơn cho bạn nếu tăng số lượng thực phẩm tốt cho sức khỏe trong chế độ ăn thường ngày hơn so với việc giảm số lượng các thực phẩm không tốt cho sức khỏe.

Tất nhiên, ăn uống nhiều loại thực phẩm lành mạnh là việc nói dễ hơn làm. Trong dòng chảy điên cuồng của cuộc sống hiện đại, thật khó để tìm ra thời gian thử những công thức nấu ăn mới. Nhưng White khuyến khích những thử nghiệm để ngăn ngừa tình trạng mắc kẹt trong những loại thực phẩm quen thuộc, nhàm chán. "Nếu bạn thích hạt diêm mạch (quino) và lúc nào cũng xuất hiện món này trong bữa tối", cô gợi ý. "hãy thử nấu nó như cháo yến mạch vào bữa sáng hoặc kết hợp với một chiếc bánh kẹp rau vào bữa trưa".

Bạn cũng có thể biến cuộc sống trở nên dễ dàng hơn bằng việc chuẩn bị bữa ăn. Nếu thấy một món đơn giản mà bạn muốn thử, hãy làm thử vào ngày chủ nhật, khi bạn có thời gian rảnh rỗi hơn. Nếu thành công, bạn có thể xoay vòng món đó trong lịch ăn lành mạnh thường ngày và thậm chí, có thể làm với khẩu phần gấp đôi trong lần tới. Chỉ cần đảm bảo rằng, bạn sẽ bảo quản món đó trong tủ lạnh đúng cách và không chỉ dựa dẫm vào mỗi mình nó cho bữa sáng, bữa trưa hay bữa tối ngày hôm sau.

4. Những chế độ ăn uống lành mạnh nhất (số liệu 6/7/2017)

1. Chế độ ăn DASH

2. Chế độ ăn Địa Trung Hải

3. Chế độ ăn MIND

4. Chế độ ăn Mayo Clinic

Đồng hạng 4. Chế độ ăn TLC

Đồng hạng 4. Chế độ ăn Volumetrics

7. Chế độ ăn Weight Watchers

8. Chế độ ăn Fertility

Đồng hạng 8. Chế độ ăn Flexitarian

10. Chế độ ăn Anti-Inflammatory (kháng viêm) của bác sĩ Weil

Đồng hạng 10. Chế độ ăn Jenny Craig

Đồng hạng 10. Chế độ ăn Ornish

Đồng hạng 10. Chế độ ăn Traditional Asian (truyền thống của người Á)

Đồng hạng 10. Chế độ ăn Vegetarian

Vài nét về tác giả: Toby Amidor, là chủ sở hữu của trang web về dinh dưỡng Toby Amidor Nutrition và là tác giả của cuốn sách về nấu ăn, "The Greek Yogurt Kitchen: More Than 130 Delicious, Healthy Recipes for Every Meal of the Day" (Nhà xuất bản Grand Central năm 2014). Cô còn đảm nhiệm việc tư vấn và viết cho nhiều tổ chức khác nhau, bao gồm blog Healthy Eats của FoodNetwork.com và tạp chí "Today's Dietitian".

Theo NT

Trí thức trẻ

Trở lên trên