Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo, quốc gia này bỗng trở thành nguồn cung được cả thế giới săn lùng, là khách hàng lớn thứ 2 của gạo Việt
Quốc gia này cũng đang tăng mạnh nhập khẩu gạo từ Việt Nam, đồng thời là quốc gia sản xuất gạo lớn nhất thế giới.
- 25-09-2023Giá lúa gạo tăng “nóng”: Cần có chiến lược về giá
- 24-09-2023Xuất khẩu gạo năm nay có thể trên 7,5 triệu tấn
- 24-09-2023Giá gạo của Thái Lan, Việt Nam tiếp tục giảm
- 23-09-2023Thị trường gạo Việt Nam có tiếp tục khởi sắc những tháng cuối năm?
Số liệu từ Bloomberg đã chỉ ra Trung Quốc đã xuất khẩu khối lượng gạo kỷ lục sang Bờ Biển Ngà vào tháng trước sau khi Ấn Độ thực hiện các hạn chế đối với việc vận chuyển ngũ cốc của nước này.
Quốc gia châu Á này đã xuất khẩu 45.000 tấn gạo sang Bờ Biển Ngà trong tháng 8, khối lượng hàng tháng cao nhất kể từ tháng 9 năm 2021 theo dữ liệu hải quan Trung Quốc do Bloomberg tổng hợp. Số liệu cho thấy đây cũng là chuyến hàng đầu tiên đến quốc gia Tây Phi này sau 9 tháng.
Ngày 20/7 vừa qua, Chính phủ Ấn Độ đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo non-basmati (một loại gạo phổ biến trong ẩm thực Ấn Độ và khu vực Nam Á) và có hiệu lực ngay thời điểm ban hành. Động thái này của quốc gia châu Á diễn ra nhằm đối phó với tình trạng giá gạo tăng cùng tình trạng giảm gieo sạ diễn ra tại một số bang sản xuất gạo chính do gió mùa thất thường. Theo dữ liệu của Bộ thực phẩm Ấn Độ, giá bán lẻ gạo đã tăng khoảng 15% ở Delhi trong khi giá trung bình trên toàn quốc tăng hơn 8%.
Lượng khách hàng của Ấn Độ vô cùng hùng hậu với hơn 140 quốc gia nhập khẩu ròng gạo non-basmati của Ấn Độ, trong đó các quốc gia như Benin, Bangladesh, Angola, Cameroon, Djibouti, Guinea, Bờ Biển Ngà, Kenya và Nepal coi gạo là lương thực chính và là những khách “ruột” của gạo Ấn Độ.
Các nhà nhập khẩu lớn của Ấn Độ đã ngay lập tức chuyển hướng sang Trung Quốc để nhập khẩu gạo thay thế cho nguồn cung Ấn Độ. Bờ Biển Ngà là nước mua gạo non-basmati lớn thứ tư từ quốc gia Nam Á này trong năm 2022/23, theo dữ liệu thương mại từ Bộ thương mại Ấn Độ.
Không riêng Bờ Biển Ngà, Ghana và Cộng hòa Dân chủ Congo cũng tăng cường mua hàng từ Trung Quốc, nhập khẩu lần lượt 20.500 tấn và 18.500 tấn theo số liệu hải quan. Cả hai đều đạt mức dữ liệu cao kỷ lục hàng tháng tính đến tháng 9 năm 2021.
Trung Quốc là nhà sản xuất gạo lớn nhất thế giới. Trong năm 2022, sản lượng gạo của Trung Quốc đạt hơn 148 triệu tấn, chiếm hơn 28% nguồn cung toàn cầu. Năm 2022, diện tích canh tác nông nghiệp ở Trung Quốc đạt 1,775 tỷ mẫu (1 mẫu Trung Quốc bằng 666,67m2), tăng 10,519 triệu mẫu, tương đương 0,6% so năm 2021.
Trong 8 tháng đầu năm, quốc gia này cũng đang tăng cường nhập khẩu gạo của Việt Nam. Cụ thể nước ta đã xuất sang thị trường này 786.102 tấn gạo trong 8 tháng đầu năm, thu về hơn 452 triệu USD, tăng mạnh 51,04% về lượng và tăng 68% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Trung Quốc cũng là khách hàng lớn thứ 2 của gạo Việt với tỉ trọng 13,52% về lượng và 14,3% về trị giá trong 8 tháng.
Giá xuất khẩu gạo sang Trung Quốc cũng đã tăng mạnh, đạt bình quân 575 USD/tấn, tăng 11% so với cùng kỳ.
Nhịp sống thị trường