Ấn Độ ra mắt vaccine Covid-19 dạng nhỏ mũi đầu tiên trên thế giới
Vaccine ngừa Covid-19 dạng nhỏ mũi đầu tiên trên thế giới mang tên iNCOVACC, do hãng dược phẩm Biotech của Ấn Độ sản xuất, đã chính thức được ra mắt hôm 26/1, đúng vào dịp quốc gia này kỷ niệm 74 năm Ngày Cộng hòa.
- 12-12-2021Mỹ: Hầu hết ca nhiễm biến thể Omicron đều đã tiêm vaccine COVID-19 đầy đủ
- 11-12-2021Người đàn ông tiêm 10 mũi vaccine COVID-19 chỉ trong 1 ngày
- 09-12-2021Thêm thông tin tích cực về vaccine Covid-19, Phố Wall tăng điểm
Phát biểu tại buổi ra mắt sản phẩm, Bộ trưởng Y tế Ấn Độ Mansukh Mandaviya nhấn mạnh khả năng đổi mới và sản xuất vaccine của Ấn Độ, điều đã được đánh giá cao trên toàn thế giới.
Bộ trưởng Y tế Ấn Độ Mansukh Mandaviya tại buổi ra mắt vaccine iNCOVACC. Ảnh: ANI.
Ông Mandaviya cho biết, iNCOVACC là vaccine ngừa Covid-19 dạng nhỏ mũi đầu tiên trên thế giới, đây là một sự tôn vinh đối với chiến lược "Ấn Độ tự cường" (Atmanirbhar Bharat). Theo hãng Bharat Biotech, vaccine này dành cho các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Vaccine tái tổ hợp iNCOVACC đã được Tổng cục Quản lý Dược phẩm Ấn Độ (DCGI) phê duyệt vào tháng 11/2022, để sử dụng cho nhóm tuổi từ 18 trở lên. Thông qua các cuộc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1, 2 và 3 với hơn 3.000 tình nguyện viên, vaccine iNCOVACC cho kết quả khả quan.
Vaccine được phân phối cho các trung tâm tiêm chủng tư nhân với giá 800 rupee (khoảng hơn 9 USD) và 325 rupee (khoảng 4 USD) cho chính quyền trung ương và các tiểu bang.
Dạng vaccine nhỏ mũi giúp loại bỏ việc sử dụng ống tiêm, kim tiêm và các vật dụng y tế khác, nhằm tiết kiệm kinh phí, phân phối, bảo quản và xử lý chất thải y tế.
Vaccine iNCOVACC có thể bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ từ 2-8°C nên thuận lợi cho quá trình phân phối trên toàn quốc.
Vaccine dạng nhỏ mũi từ lâu đã được các nhà khoa học và chuyên gia y tế đánh giá là biện pháp quan trọng để chấm dứt đại dịch Covid-19. Dạng thuốc này nhằm mục đích bảo vệ đường mũi, nơi tiếp xúc đầu tiên với vi-rút SARS-CoV-2. Vaccine bao phủ một lớp kháng thể trong màng nhầy ở mũi nhằm tạo khả năng miễn dịch./.
VOV