Ấn Độ siết chặt quy định visa với công dân Trung Quốc
Visa cấp cho doanh nhân, chuyên gia kỹ thuật, học giả, các nhóm vận động từ Trung Quốc đều phải qua xét duyệt an ninh.
- 21-08-2020Hết Covid-19 lại đến lũ lụt, đà hồi phục của kinh tế Trung Quốc nhanh chóng bị đè bẹp
- 21-08-2020Trung Quốc khuyến khích tìm 'việc làm linh hoạt' để cứu thị trường lao động khỏi khủng hoảng: Thành công hay thành tích?
- 21-08-2020Mưa lũ nghiêm trọng tiếp diễn tại Trung Quốc
Chính phủ Ấn Độ đang tiến thêm một bước nhằm kiềm chế sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc thông qua các hoạt động kinh tế, giáo dục.
Theo Hãng tin Bloomberg, Bộ Ngoại giao Ấn Độ đã ra thông báo tất cả các visa cấp cho doanh nhân, chuyên gia kỹ thuật, học giả, hay các nhóm vận động từ Trung Quốc đều phải trải qua các khâu xét duyệt an ninh. Những biện pháp kiểm soát này cũng được áp dụng cho những người từng làm việc lâu năm cho Pakistan.
Hoạt động hợp tác, liên kết giữa các trường đại học Ấn Độ với các tổ chức tại Trung Quốc cũng bị buộc phải thu hẹp quy mô. Chính phủ Ấn Độ đang rà soát, đánh giá lại 54 biên bản ghi nhớ hợp tác giữa các cơ sở giáo dục của nước này như Đại học Công nghệ Ấn Độ, Đại học Banaras Hindu, Đại học Jawaharlal Nehru… với Văn phòng Hội đồng tiếng Hoa quốc tế đơn vị chủ quản của Viện Khổng Tử. Ấn Độ nghi ngờ hoạt động của các cơ sở thuộc Viện Khổng Tử tại nước này, cho rằng đây là nơi Trung Quốc gây ảnh hưởng tới các nhà hoạch định chính sách, đảng phái chính trị, giới doanh nghiệp và học giả nước này.
Trong một diễn biến khác, ngày 21/8, Công ty Đường sắt Ấn Độ cũng đã tuyên bố hủy phiên đấu thầu quốc tế cung cấp 44 đoàn tàu bán cao tốc cho ngành đường sắt nước này sau khi chỉ có một liên doanh với Trung Quốc tham gia bỏ thầu.
Theo thông tin được công bố, một công ty liên doanh với Trung Quốc có tên Công ty TNHH Liên doanh Điện Tiên phong CRRC Ấn Độ là doanh nghiệp nước ngoài duy nhất tham gia phiên đấu thầu tháng 7 vừa qua.
Công ty Đường sắt Ấn Độ sẽ tổ chức lại một phiên đấu thầu khác trong vòng 1 tuần, với tiêu chí ưu tiên doanh nghiệp nội địa, sản xuất tại Ấn Độ./.
VOV