Ăn lượng lớn mỳ tôm sẽ gây ung thư? – Giải đáp từ chuyên gia
Mì tôm gây ung thư là lời đồn thổi đáng sợ nhất khi bàn luận về tác hại của mì tôm. Những lời đồn này có đáng tin và xác thực?.
- 04-11-20217 thói quen xấu chiếm 90% nguyên nhân gây ung thư có liên quan tới lối sống: 1/3 liên quan tới hút thuốc, 1/3 do môi trường sống, 1/3 do ăn uống!
- 04-11-2021Bị ung thư hiếm gặp phái cắt đi chân trái, cô gái trẻ vượt định kiến, trở thành siêu mẫu nổi tiếng thế giới: Tôi mong những người khuyết tật mãi mãi không từ bỏ ước mơ!
- 04-11-2021Chuyên gia cảnh báo kiểu dùng đũa khiến miệng ăn toàn vi khuẩn, về lâu dài còn bị ung thư nhưng gia đình nào cũng mắc
Có một thực tế là nhiều thông tin được chia sẻ trên mạng xã hội nhưng không chuyên gia nào xác thực.. Chẳng hạn, trong mùa giãn cách xã hội vì dịch COVID-19, lượng mì tôm được tiêu thụ và tích trữ trong mỗi gia đình lớn, nhưng kèm theo đó cũng là nỗi lo lắng và hoang mang khi có nhiều thông tin chia sẻ trên mạng xã hội rằng "mì tôm gây ung thư". Nghe đến đây thôi, bạn đã ngần ngừ mỗi khi ngồi trước tô mì bốc khói thơm ngon. Nhưng liệu lời đồn ấy có đáng tin khi trên thế giới, kể cả ở những quốc gia nổi tiếng khó tính như Mỹ, Pháp, Nhật, mì tôm vẫn là thực phẩm được bán rộng rãi, rất dễ tìm mua?
Nguồn gốc tin đồn "mì tôm gây ung thư"
Tin đồn "mì tôm gây ung thư" xuất hiện đã nhiều năm, khiến không ít người dùng vừa ăn vừa lo, hoặc đề phòng bằng cách dù thèm cũng chỉ dám ăn hạn chế.
Thế nhưng, trên thực tế vẫn chưa ai có thể đưa ra bằng chứng khoa học xác thực nào để chứng minh mì tôm gây ung thư.
Nguồn gốc tin đồn ở đâu ra cũng là điều giống như đùa, khi rất nhiều người "nghe nói", "nghe đồn" song lại hoàn toàn không chỉ ra được một cá nhân uy tín hay đơn vị nghiên cứu nào - dù ở Việt Nam hay trên thế giới - phát biểu về tác hại này. Hãy thử đặt câu hỏi: Nếu mì tôm gây ung thư, tại sao thực phẩm này được xuất hiện tại khắp các điểm bán lẻ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi? Nếu mì tôm gây ung thư, tại sao chỉ tính riêng trong năm 2020, thống kê của Hiệp hội mì ăn liền thế giới lại cho biết, đã có 116,5 tỷ gói mì được tiêu thụ trên toàn cầu?
Rõ ràng tin đồn chỉ là tin đồn, nhưng để người dùng loại bỏ được cảm giác ngần ngại khi thưởng thức món mì tôm, hãy cùng các chuyên gia phân tích thật cụ thể, để giải tỏa nỗi lo về sức khỏe này.
Ăn lượng lớn mì tôm sẽ gây ung thư? Nguồn gốc tin đồn
Chuyên gia nói gì trước tin đồn "mì tôm gây ung thư"?
PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa, Hà Nội cho biết, từ nhiều năm nay, ông đã biết đến tin đồn này và đã từng thử lý giải vì sao người dùng lại gắn mì ăn liền với căn bệnh ung thư. Có thể về mặt tâm lý, khi thấy mì tôm để được rất lâu (khoảng 5-6 tháng), người dùng sẽ suy luận chắc hẳn trong mì tôm phải có chất bảo quản, chất phụ gia gì đó và nếu sử dụng nhiều mì tôm một cách thường xuyên , các chất phụ gia, bảo quản này sẽ gây ra tác hại với cơ thể, trong đó có căn bệnh ung thư
PGS.TS Thịnh lý giải, sở dĩ mì tôm bảo quản được lâu là nhờ vào phương pháp chiên hoặc sấy để giảm độ ẩm trong vắt mì. Phương pháp này dựa vào nguyên lý: Vi khuẩn sống được trong môi trường cần có đầy đủ 3 yếu tố là nước, dinh dưỡng và không khí. Trong 3 yếu tố đưa ra này thì thì loại bỏ nước là dễ dàng nhất. Khi chiên hay sấy, nước sẽ được rút ra khỏi vắt mì. Mì chiên sẽ có độ ẩm khoảng dưới 3%, còn mì không chiên sẽ có độ ẩm dưới 10%, sau đó đóng gói để đảm bảo vi khuẩn không phát triển được, từ đó giúp mì ăn liền bảo quản được từ 5-6 tháng.
Còn liên quan tới phụ gia thực phẩm, theo PGS.TS Thịnh, phụ gia được phép cho vào trong thực phẩm, bao gồm cả trong mì ăn liền đều được quy định giới hạn về hàm lượng an toàn, nằm trong tiêu chuẩn cho phép, được cơ quan quản lý kiểm soát chặt chẽ. Nếu sử dụng đúng liều lượng thì cơ thể sẽ tự động đào thải các chất này ra ngoài mà không gây nên các biến đổi bất thường hay sinh ung thư. Vì vậy, người tiêu dùng cần lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, được các cơ quan quản lý có thẩm quyền cấp phép.
PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh cũng cho biết, ung thư là căn bệnh có nguyên nhân từ gen di truyền, lối sống (hút thuốc lá, uống rượu bia, ăn uống thiếu lành mạnh), do phơi nhiễm hóa chất, do một số virus, vi khuẩn (như Helicobacter pylori - vi khuẩn gây viêm dạ dày, HBV, HCV - virus gây viêm gan, HPV - virus tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung). Từ các tác nhân có thể gây ung thư, bệnh có hình thành hay không cũng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sức đề kháng, trạng thái tinh thần,...
Theo đó, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho rằng, mì ăn liền và ung thư không hề liên quan tới nhau. Trên thế giới chưa ghi nhận kết quả nghiên cứu khoa học nào chứng mình thực phẩm này là nguyên nhân gây ung thư. Vì thế người tiêu dùng không cần lúc nào cũng tự làm khó mình bởi những tin đồn chưa có kiểm chứng rõ ràng. Thay vào đó hãy thực hiện lối sống khoa học, lành mạnh, ăn uống cân đối và đa dạng thực phẩm. Khi sử dụng mì tôm nên biến tấu, kết hợp thêm nhiều rau xanh, thêm tôm, thịt để món ăn thêm thơm ngon và dinh dưỡng.
Làm gì để phòng ngừa ung thư?
Như đã nói, ung thư xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Thay vì lo sợ vô cớ "mì tôm gây ung thư", bạn nên thực hiện một số hướng dẫn sau để xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh:
- Tăng cường vận động: Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, tránh để thừa cân, béo phì.
- Tránh thức khuya: Một giấc ngủ ngon và sâu chính là thời gian cơ thể hồi phục, tự điều chỉnh những bất ổn của mình.
- Giữ tinh thần lạc quan, thoải mái: Stress, căng thẳng là yếu tố rất nguy hiểm cho sức khỏe tổng thể của con người.
- Thực hành cân bằng dinh dưỡng theo công thức 4-5-1: Công thức 4-5-1 là gợi ý để xây dựng bữa ăn cân bằng, tốt cho sức khỏe. Trong đó, cần xây dựng bữa ăn đạt 4 yếu tố (cân đối chất đạm, chất béo, chất bột đường; cân đối đạm động vật và đạm thực vật; cân đối chất béo động vật và chất béo thực vật; cân đối các vitamin và khoáng chất), bữa ăn có 5 nhóm thực phẩm trong số các nhóm sau: nhóm lương thực; nhóm hạt; nhóm sữa và chế phẩm từ sữa; nhóm thịt, cá, hải sản; nhóm trứng; nhóm củ quả màu vàng, da cam, rau xanh thẫm; nhóm rau củ quả các màu khác; nhóm dầu thực vật, mỡ động vật. Và cuối cùng, trong 1 bữa ăn cũng như trong 1 ngày, dinh dưỡng phải cân bằng, đáp ứng tốt những gợi ý trên.
Mì tôm và công thức 4-5-1, cân bằng dinh dưỡng
Với mì tôm, để có thể bảo đảm món mì tôm đáp ứng công thức 4-5-1, bạn nên bổ sung thêm vào món mì tôm rau củ, chất đạm phù hợp, tạo nên một bữa ăn cân bằng dinh dưỡng. Ví dụ như thay vì chỉ ăn mì tôm "không" sẽ thiếu hụt các chất, bạn biến đổi món mì tôm thành một dĩa mì xào bò và rau cải, giá đỗ hoặc món mì tôm với trứng gà và cà chua, mì tôm với tôm mực và rau giá như vậy sẽ mang đến cho cơ thể sự cân bằng. Nếu trong trường hợp bận rộn quá bạn có thể thưởng thức 1 tô mì với nước sôi nhưng nhớ phải cân bằng dinh dưỡng vào những bữa kế tiếp.
Giờ thì bạn không còn sợ "mì tôm gây ung thư" nữa mà có thể yên tâm thưởng thức món ăn ngon này.
Sức khỏe đời sống