Ăn ngay một tép tỏi sau khi đi ngoài trời lạnh về, cơ thể lập tức nhận được 7 điều giúp thân khỏe, tâm an
Sau khi đi bên ngoài trời lạnh lẽo, về đến nhà, bạn hãy nhanh chóng ăn một tép tỏi hoặc vài tép tùy sở thích. Hành động này tuy đơn giản nhưng lại có loạt tác dụng với cơ thể và sức khỏe của bạn.
- 12-04-2021Ngày nào cũng ăn một lát tỏi vào đúng "giờ vàng" này, cơ thể sẽ nhận được 6 lợi ích quý giá mà thuốc bổ cũng khó sánh kịp
- 17-03-2021Đừng bao giờ ăn tỏi chung với những thứ "cấm kỵ" này kẻo sinh độc và khiến cơ thể "ôm họa"
- 10-03-2021Chỉ ăn 1 tép tỏi sống mỗi ngày có thể thay đổi diện mạo sức khỏe: Bí mật nằm ở một chất đặc biệt
- 03-02-2021Tỏi có công dụng chống vi khuẩn, ngừa ung thư, nhưng 3 người này nhất định không nên ăn tỏi
Trong tình hình thời tiết rét lạnh kéo dài, nhiều người đang rỉ tai nhau mẹo hay giúp khỏe thân từ những tép tỏi có sẵn trong nhà bếp. Theo cách này, sau khi đi bên ngoài trời lạnh lẽo, về đến nhà, bạn hãy nhanh chóng ăn một tép tỏi hoặc vài tép tùy sở thích. Sau khi bóc vỏ, bạn có thể dùng dụng cụ ép tỏi hoặc dao để đập dập và ăn, hoặc trộn với món ăn yêu thích... Hành động này tuy đơn giản nhưng lại có loạt tác dụng đáng gờm với cơ thể và sức khỏe của bạn.
1. Phòng chống cảm lạnh, cảm cúm
Ăn một tép tỏi sau khi đi ngoài trời lạnh về nhà có công dụng chống cảm lạnh, đồng thời phòng chống bệnh cảm cúm . Tuy có mùi hương không được dễ chịu nhưng tỏi được mệnh danh là thực phẩm thuộc hàng top có tính kháng sinh mạnh nên có thể phòng loạt những chứng bệnh này.
Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam) công nhận điều này. Allicins - hợp chất sulfur trong tỏi, có tác dụng chống bệnh cảm cúm thông thường. Do đó, ăn một tép tỏi sau khi đi ngoài trời lạnh về nhà là hành động giúp phòng tránh ốm vặt cực tốt. Bởi lúc này, cơ thể có nguy cơ bị nhiễm lạnh cao hoặc đã chớm bị nhiễm lạnh, sử dụng ngay một liều kháng sinh tự nhiên để ngăn chặn cái lạnh xâm nhập vào sâu bên trong là điều cần thiết, không nên chậm trễ.
2. Tăng cường miễn dịch
Theo Healthline, tỏi chứa các hợp chất giúp hệ thống miễn dịch chống lại vi trùng. Toàn bộ tỏi có chứa một hợp chất gọi là alliin. Khi tỏi được nghiền nát hoặc nhai, hợp chất này biến thành allicin - thành phần hoạt chất chính trong tỏi. Allicin chứa lưu huỳnh, tạo cho tỏi có mùi và vị đặc biệt.
Tuy nhiên, allicin không ổn định, vì vậy nó nhanh chóng chuyển đổi thành các hợp chất chứa lưu huỳnh khác được cho là tạo ra đặc tính chữa bệnh của tỏi. Những hợp chất này đã được chứng minh là có khả năng thúc đẩy phản ứng chống lại bệnh tật của một số loại tế bào bạch cầu trong cơ thể khi chúng gặp phải virus, vi khuẩn. Điều đó có nghĩa là ăn tỏi ngay khi đi ngoài trời lạnh về giúp tăng cường miễn dịch hiệu quả hơn.
3. Chống căng thẳng, mệt mỏi
Không phải ngẫu nhiên mà bạn dường như luôn bị cảm lạnh hoặc cảm cúm khi làm việc quá sức hoặc trong trạng thái căng thẳng. Một nhóm nghiên cứu từ Đại học Carnegie Mellon ở Pittsburgh đã báo cáo trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences vào tháng 11/2011 rằng cơ thể mất khả năng chống lại nhiễm trùng khi thường xuyên bị căng thẳng.
Khi ăn tỏi, họ nhận thấy có tác dụng chống lại căng thẳng và mệt mỏi. Tỏi có thể ảnh hưởng đến phản ứng của tuyến thượng thận đối với căng thẳng: Ăn tỏi, tuyến thượng thận của bạn sản xuất ít hormone căng thẳng hơn và do đó làm giảm mức độ mệt mỏi của bạn. Do đó, mỗi ngày một tép tỏi sẽ giúp bạn giải tỏa stress, cơ thể tràn đầy năng lượng hơn.
4. Giảm huyết áp
Tỏi kích thích sự tổng hợp oxit nitric, làm giãn nở các mạch máu và ức chế hoạt động của ACE (men chuyển đổi angiotensin). Điều này giúp lượng máu được vận chuyển tốt hơn, huyết áp ổn định hơn.
Một nghiên cứu đăng vào tháng 2/2020 trên Tạp chí Y học Thực nghiệm và Trị liệu cho thấy, trong 12 thử nghiệm và hơn 550 cá nhân bị tăng huyết áp dùng tỏi mỗi ngày cho thấy thực phẩm này có tác dụng tương tự như dùng thuốc điều trị huyết áp vì giúp giảm 8 điểm huyết áp tâm thu, trong khi làm tăng 5,5 điểm đối với huyết áp tâm trương.
5. Giảm viêm
Theo Harvard Health Publishing, chứng viêm mãn tính là nguyên nhân dẫn đến các bệnh mãn tính, bao gồm bệnh tim, tiểu đường, ung thư và viêm khớp. Trong khi đó, tỏi giúp ức chế hoạt động của một số protein gây viêm.
Một nghiên cứu trên 70 phụ nữ bị viêm khớp dạng thấp tự miễn dịch được đăng tải vào tháng 11/2020 trên tạp chí Phytotherapy Research cho thấy, nhóm dùng 1000 mg tỏi bổ sung mỗi ngày trong 8 tuần có dấu hiệu viêm thấp hơn, ít đau và mệt mỏi hơn so với nhóm dùng giả dược.
6. Giảm cholesterol
Một lợi ích tuyệt vời khác của tỏi đối với tim mạch: cải thiện mức cholesterol. Tỏi có thể giúp giảm sản xuất cholesterol của gan. Trong khi cần có thêm nghiên cứu để xác định mối quan hệ giữa lượng tỏi ăn vào và mức cholesterol, một phân tích tổng hợp các nghiên cứu được xuất bản vào tháng 5 năm 2018 trên tạp chí Medicine kết luận rằng việc bổ sung tỏi có hiệu quả trong việc giảm cả mức cholesterol toàn phần và mức cholesterol LDL cao, là hai yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tim.
7. Làm giảm tình trạng đông máu
Một lợi ích khác của tỏi đối với sức khỏe tim mạch của bạn là các hợp chất trong tỏi đã được chứng minh là làm giảm độ dính của tiểu cầu và có đặc tính chống đông máu. Điều này có thể giúp bảo vệ chống lại chứng xơ vữa động mạch, một quá trình tích tụ mảng bám dẫn đến xơ cứng và thu hẹp động mạch.
Theo Viện Tim - Máu và Phổi Quốc gia Mỹ, chứng xơ vữa động mạch làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông có thể gây đau tim và đột quỵ. Tất nhiên, ăn tỏi không phải là biện pháp phòng ngừa duy nhất mà bạn thực hiện để bảo vệ động mạch của mình. Viện Tim - Máu và Phổi Quốc gia Mỹ khuyên bạn nên tuân theo một kế hoạch ăn uống lành mạnh cho tim, tập thể dục nhiều, kiểm soát cân nặng và tránh hút thuốc.
Những đối tượng không nên ăn tỏi
Mặc dù tỏi rất tốt nhưng giới chuyên gia khuyến cáo những người sau không nên ăn tỏi:
- Phụ nữ mang thai, người có tạng nhiệt, nóng sốt...
Người dị ứng với tỏi nếu cố tình sử dụng có thể gây ngứa ngáy, thậm chí tăng huyết áp.
- Người dùng thuốc chống đông máu không nên sử dụng nhiều.
- Người mắc bệnh tiêu chảy.
- Người bị huyết áp thấp.
- Người bị đau dạ dày.
Nhịp sống Việt