Ăn nói khéo léo - Kỹ năng quan trọng chốn công sở nhưng bị bạn coi nhẹ, bảo sao sự nghiệp mãi đìu hiu
Bởi vì áp lực đã lớn, nên tuyệt đối đừng làm phiền bản thân và người khác.
- 12-09-2018Làm kinh doanh cũng như tham gia một trận bóng, muốn chiến thắng bạn cần có mục tiêu rõ ràng, hiểu được sự thay đổi của thế trận để có chiến lược khôn ngoan
- 12-09-2018"Nóng giận mất khôn": Nếu không muốn sự nghiệp tiêu tan vì hành động nhất thời, đây chính xác là những gì bạn cần phải học
- 12-09-2018Bị đuổi việc hay tụt lại phía sau: Đừng đổ lỗi cho việc mình không có năng lực mà hãy trách do nhân cách kém
- 01 -
Khi tôi lên lầu, tôi nghe một người hàng xóm kể về chuyện gia đình cô ấy.
Con gái cô ấy năm nay học lớp 12, khoảng thời gian trước kỳ thi tuyển sinh đại học diễn ra, áp lực chuẩn bị cho kỳ thi càng ngày càng tăng. Bài vở của con rất nhiều, và kết quả bài thi thử không được tốt, về nhà con thường kiếm cớ để nổi giận. Hàng xóm phàn nàn nên cô ấy muốn nói chuyện với con mình, nhưng chồng cô lo lắng nó sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng của con.
Sau khi hàng xóm đã nhắc nhở nhiều lần, liệt kê một vài điểm xoay quanh chủ đề "áp lực lớn cũng không được tùy tiện nổi giận, việc điều chỉnh tốt tâm trạng là rất cần thiết" để chuẩn bị tâm sự với con:
Con vì áp lực lớn mà gây xung đột với người khác, con cần thời gian để điều chỉnh tâm trạng và bắt đầu tâm trạng lại, điều này sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập, dùng trái tim để thay đổi suy nghĩ, cha mẹ đều có áp lực không nhỏ trong công việc và cuộc sống, nếu đổ hết những áp lực này lên đầu con, con chắc chắn sẽ cảm thấy khó chịu.
Cha mẹ yêu con vô điều kiện, có thể chấp nhận tính xấu của con, nhưng một khi cảm xúc của con mất kiểm soát, tức giận với người khác sẽ chỉ làm tăng áp lực lên người con.
Kỳ thi tuyển sinh đại học chỉ là một bài kiểm tra, và con sẽ gặp những bài kiểm tra khó khăn hơn trong tương lai, đối mặt với áp lực lớn hơn. Nổi giận ngoài gây ra vấn đề, thì nó không thể giải quyết được vấn đề, áp lực càng lớn con càng phải kìm nén, con nên tâm sự với cha mẹ, cả nhà chúng ta cùng nghĩ cách giải quyết! Ăn món gì con thích, mua cái gì đó con thích, có thể giúp con cái thiện tâm trạng tốt hơn.
- 02 -
Vào cuối năm ngoái, một đồng nghiệp nữ cãi nhau với đối tác và trút giận sang tôi. Sau đó, cô ấy tìm tôi xin lỗi, giải thích rằng cô ấy đang chịu áp lực lớn, hơn nữa nhà đang thuê sắp hết hạn, cha mẹ lại ép kết hôn khiến cô đầu bù tóc rối.
Cô ấy biết rằng việc đó không liên quan đến tôi, nhưng lúc đó cô đang trong cơn giận dữ, hơn nữa bình thường khá thân thiết với tôi, nên không kìm nén được mà tức giận lên tôi. Cô ấy hy vọng rằng tôi sẽ tha thứ cho cô ấy và đừng giữ bụng nữa.
Với sự hiểu biết của tôi về tính cách của cô ấy, tôi hiểu và thông cảm cho cô, cô đã xin lỗi tôi một vài ngày sau đó, và nội tâm cô chắc phải có một cuộc đấu tranh tư tưởng lớn. Chỉ có một vài tổn thương là không thể đảo ngược, ngay cả khi cô đã thành thật xin lỗi, nhưng trong lòng tôi ít nhiều sẽ lưu lại một cảm giác khó chịu.
Thực ra, khi tôi bị căng thẳng, tôi cũng sẽ gây sự nổi giận. Lần này, bị một người có áp lực lớn nổi giận với tôi, khiến tôi tự ngẫm lại dưới góc độ của "người bị hại": Lấy cớ áp lực lớn, nổi giận với người khác, và sau đó, phải cố gắng khắc phục nó. Điều quan trọng là đã nổi giận rồi, giống như đinh đóng chắc vào cột, cho dù nhổ đinh ra cũng sẽ để lại dấu vết.
Một số người nói rằng nếu không có năng lực thu dọn tàn cuộc, thì không nên vô cớ tức giận. Nhưng trên thực tế, người có khả năng thu dọn tàn cuộc, họ lại càng ít nổi giận.
Bởi vì áp lực đã lớn, nên tuyệt đối đừng làm phiền bản thân và người khác.
- 03 -
Tôi đã từng xem một câu chuyện trong một bộ phim truyền hình. Một cậu bé 7,8 tuổi có tính tình gắt gỏng, mẹ đưa cháu đến bác sĩ, bác sĩ hỏi chuyện. Mỗi lần hỏi chuyện mà cậu bé không trả lời hoặc xung đột với bác sĩ, mẹ cậu bé liền tức giận, thậm chí còn vừa đánh vừa mắng cậu bé.
Sau đó, bác sĩ đề nghị người mẹ đi gặp bác sĩ tâm thần. Bà mẹ than phiền kể khổ, nói, làm mẹ đơn thân chịu áp lực rất lớn. Bác sĩ lại nói rằng, đứa trẻ rất dễ bắt chước những người thân quanh mình. Nếu người mẹ có thể loại bỏ thói quen khi nói chuyện và giơ tay lên, ngứa tay liền đánh người, và xây dựng một hình tượng tốt cho trẻ noi theo, đứa trẻ sẽ không gắt gỏng như vậy nữa.
Đây là một điều rất khủng khiếp và rất thực tế. Một người mẹ áp lực lớn liền tùy ý tức giận và phẫn nộ, sẽ nuôi dưỡng ra đứa trẻ có tính tình gắt gỏng ưa bao lực.
Tôi cảm thấy rằng những người hễ có áp lực lớn liền vội vàng nổi giận giống như một quả chín, đặt nó vào một đống trái còn xanh, tất cả các loại quả đều chín trong nháy mắt. Trong một môi trường nhỏ, có một người thích nổi giận, có thể nhiều người hơn sẽ bị ảnh hưởng và dễ dàng nổ tung.
Ai cũng có lúc gặp áp lực lớn, nhưng dưới áp lực đó vẫn duy trì được lịch sự và lý tính, không tùy tiện giận dữ, không làm loạn phẫn nộ, là có lợi cho mình cho người, là nuôi dưỡng tính cách tốt đẹp làm vui người, vui mình.
- 04 -
Tôi đã tổng hợp cho bản thân các ý tưởng giải quyết vấn đề khi có áp lực lớn cũng có thể nói chuyện và hành động khéo léo. Trọng tâm của giải quyết vấn đề là để đề phòng.
Đầu tiên, hãy cải thiện khả năng của bạn và đồng thời đối tốt với bản thân bạn.
Khả năng có thể ngăn chặn sự khổ đau của mọi người. Nhiều lúc áp lực lớn, là năng lực của chúng ta không đủ để đối phó với việc đó. Đồng thời tiếp tục tăng cường khả năng tự vươn lên, đối với bản thân tốt một chút, làm việc gì đó mình thích, mua thứ gì đó mình thích, đừng để cảm xúc của bạn vượt quá giới hạn, thường xuyên biến áp lực thành thú vui, đừng giữ áp lực lại bên mình.
Thứ hai, đừng để bản thân bị áp lực mơ hồ.
Khi cảm thấy áp lực tăng lên dần, hãy cố gắng xem xét nguồn áp lực và đánh dấu mức độ lực. Xác định nguồn gốc của sự căng thẳng thực sự và sử dụng nó làm cơ sở để giải quyết các vấn đề một cách có chủ ý. Nếu bạn luôn dưới áp lực mơ hồ, bạn chỉ khiến bản thân tức giận vô cớ với mọi người, và bạn sẽ gặp càng nhiều tai vạ.
Thứ ba, khi áp lực ngày càng tăng, tìm phương án giải tỏa stress.
Các phương án giảm stress hữu ích cho tôi là: ăn một bữa ăn ngon, mua quần áo mới, cắm một bó hoa, chạy thể dục, tìm bạn thân tâm sự, nghe nhạc rock hay nhạc nhẹ ... Dù sao, gây xung đột và nổi giận với người khác là phương án sau cùng.
Cuối cùng, trong đầu óc tưởng tượng ra mớ hỗn độn sau khi nổi giận với người khác.
Cảm thấy bản thân không thể kiềm chế cơn giận được nữa, trước khi nổi giận bạn phải suy nghĩ thêm vài ba lần nữa: Liệu đối tượng của cơn giận có phù hợp hay không, liệu lý do có đúng đắn hay không, tôi cần phải làm gì để bù đắp sau khi nổi giận, hậu quả của sự việc, ảnh hưởng sức khỏe ... Càng nghĩ càng phiền phức, thì tự nhiên bạn sẽ hít một hơi thật sâu và thở phào nhẹ nhõm.
Tôi đã luôn luôn muốn trở thành một người có thể duy trì một tiêu chuẩn cao về làm những việc dưới áp lực cao. Một người như vậy , tôi nghĩ nó thật có sức hút.
Trí thức trẻ