Ăn vải xong đừng vội vứt vỏ, chỉ cần làm thêm 1 thao tác, nhận ngay nhiều lợi ích bất ngờ cho cuộc sống
Rất ít người biết cách tận dụng những công dụng này từ vỏ của quả vải.
- 20-06-202342 tuổi mới quyết tâm khởi nghiệp: Ở tuổi này, kinh nghiệm và thăng trầm chính là “kho báu”
- 17-06-2023Cận cảnh điểm du lịch nghỉ dưỡng Việt Nam vừa nhận nhiều giải thưởng quốc tế: Sở hữu mạch khoáng nóng thiên nhiên mà không ai có thể chối từ
- 16-06-2023Chim khổng lồ đâm vỡ kính chắn gió máy bay, phi công bị thương nặng vẫn bình tĩnh hạ cánh an toàn
Bây giờ đang là thời điểm vải thiều vào mùa, được tung ra thị trường với số lượng lớn. Với hương vị thơm ngon, loại quả này đều được mọi người vô cùng yêu thích.
Trên thực tế, vỏ của quả vải là một "bảo bối". Nhưng mỗi khi ăn xong thịt quả, mọi người đều vứt vỏ đi mà không hề hay biết, có thể tận dụng nó theo rất nhiều cách trong cuộc sống.
Người xưa mách rằng, sau khi rửa sạch, cho vào nồi đun sôi, chúng sẽ đem tới nhiều tác dụng hữu ích, giải quyết được phiền toái lớn của nhiều người. Tuy nhiên, cũng có một số lưu ý quan trọng trong quá trình này.
Nhiều người chỉ bóc vỏ và ăn sau khi mua vải về mà không để ý, vỏ vải thực ra rất bẩn. Bề mặt vỏ sần sùi, nhiều khe rãnh, là môi trường rất lý tưởng để các loại vi trùng, vi khuẩn, trứng côn trùng… bám vào, sau đó sinh sôi nảy nở.
Với hương vị thơm ngon, vải thiều được mọi người vô cùng yêu thích. Nhưng mỗi khi ăn xong thịt quả, mọi người đều vứt vỏ đi mà không hề hay biết, có thể tận dụng nó theo rất nhiều cách trong cuộc sống. Ảnh minh họa: Internet
Vì vậy, sau khi mua về nhà, nếu cẩn thận, bạn nên rửa và khử khuẩn sơ qua (nếu có công cụ). Khi rửa, nên đảm bảo quả vải còn nguyên vỏ, không bị nứt hay hở, tránh để lọt nước bẩn vào trong thịt quả.
Nếu không, hãy đảm bảo sau khi cầm vào vỏ, nên tránh chạm tay trực tiếp vào phần thịt quả kẻo lây lan vi khuẩn, bụi bẩn. Nếu muốn tận dụng vỏ của quả vải sau khi ăn, bạn cũng phải rửa thật kỹ càng.
Sau khi vớt ra, để khô ráo nước, cho vào xoong. Đổ lượng nước vừa đủ rồi đậy nắp, đun sôi 10 phút. Tốt nhất nên cho đủ nước ngay từ đầu, không cho vào giữa chừng.
Khi vỏ dần chuyển sang màu nhạt hơn, nước thì chuyển sang màu vàng nhạt, chứng tỏ các chất có trong vỏ vải đã hòa tan vào trong nước. Lúc này có thể tắt bếp, để nguội.
Bề mặt vỏ sần sùi, nhiều khe rãnh, là môi trường rất lý tưởng để các loại vi trùng, vi khuẩn, trứng côn trùng… bám vào, sau đó sinh sôi nảy nở. Do đó, cần làm sạch kỹ lưỡng trước khi sử dụng. Ảnh minh họa: Sohu
Vậy tác dụng của nước vỏ vải đun theo cách này là gì?
Dùng làm đồ uống thanh nhiệt, giải độc
Theo y học cổ truyền, vỏ vải có tác dụng lí khí, chỉ thống, thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, sinh tân dịch, ích huyết, trị phiền khát, giải khát, thu liễm cầm máu, trị băng huyết, thấp chẩn, mụn nhọt, đau dạ dày, trị phụ nữ viêm nhiễm phụ khoa khí hư, nóng trong, tiêu hóa kém...
Vỏ quả vải sắc kỹ để uống thay nước hàng ngày rất tốt cho sức khỏe. Nước vỏ quả vải không hàn, không táo nên có có thể uống trong thời gian dài.
Điều này rất hữu ích đối với những ai thích ăn vải. Mặc dù vải thiều rất ngon, nhưng tính nóng, khi ăn dễ gây nóng trong người. Loại quả này lại đạt đến độ ngon nhất vào đúng vụ mùa hè, nên nhiều người không thể kiềm chế được mà ăn nhiều, dẫn đến tình trạng mất cân bằng nhiệt, nhiệt miệng, mụn nhọt, chảy máu mũi, đau họng…
Vào lúc này, hãy đun vỏ vải để uống, giúp thanh nhiệt và giải độc, giảm bớt triệu chứng nóng trong.
Bên cạnh cách đun vỏ tươi, mọi người cũng có thể phơi khô sau đó cất đi dùng dần. Mỗi lần dùng chỉ 30g đun với 2-3 lít nước, sắc loãng, uống trong ngày rất tốt cho sức khỏe.
Vỏ quả vải sắc kỹ để uống thay nước hàng ngày rất tốt cho sức khỏe. Nước vỏ quả vải không hàn, không táo nên có có thể uống trong thời gian dài. Ảnh minh họa: Sohu
Dùng làm thuốc đuổi muỗi
Bên cạnh tác dụng về sức khỏe, nước đun từ vỏ vải còn có công dụng thần kỳ khác, rất thích hợp cho mùa hè. Vào mùa này trong năm, ngoài việc bực bội vì cảm giác nóng nực, oi bức, mọi người còn phải chịu đựng sự xuất hiện của muỗi, khiến người ta khó an giấc mỗi đêm.
Đặc biệt là khi chúng ta từ ngoài đường trở về vào buổi tối, muỗi sẽ bám theo chúng ta và xâm nhập vào trong nhà. Từ đó, chúng lựa chọn những góc nhà tối tăm, ẩm thấp, có hơi nước để sinh sôi và nảy nở. Người lớn còn khó lòng chịu đựng những cơn ngứa râm ran từ vết đốt của muỗi. Trẻ em có làn da mỏng manh càng không làm được điều đó, nên rất dễ gãi xước da, chảy máu.
Khi đó, mọi người nên đựng nước vào những bình chiết cỡ nhỏ, có nắp dạng phun sương, rồi xịt vào các góc nhà thường xuất hiện nhiều muỗi. Thậm chí, lúc này chúng ta có thể xịt thẳng lên người, hoặc vào những nơi bị muỗi đốt.
*Nguồn: Sohu, tổng hợp
Trí Thức Trẻ