Ảnh thật như hoàng cung của top 5 trường quý tộc thế giới: Người thường cả đời không đủ tiền đóng học phí một kỳ
Trường quý tộc dành cho con nhà quý tộc thực thụ không chỉ đơn thuần là đắt đỏ.
Ở mọi thành phố lớn hiện nay đều đã có những ngôi trường tư thục thuộc mọi cấp với học phí đắt đỏ. Thế nhưng để thực sự được gọi là "trường quý tộc" thì cần nhiều hơn thế. Khung cảnh và học phí của những ngôi trường quý tộc lừng danh nhất thế giới, chỉ dành cho con nhà siêu giàu, hoàng gia, chính trị gia và quý tộc lâu đời thuộc tầm khác hoàn toàn so với hình dung của chúng ta.
Trường Eton
Nhắc đến trường quý tộc Anh quốc thì người ta sẽ nhắc đến cái tên Eton đầu tiên. Ngôi trường này tọa lạc tại thị trấn nhỏ Windsor, cách London 20 dặm, là ngôi trường trung học quý tộc nổi tiếng nhất nước Anh và thậm chí thế giới. Học phí hàng năm là hơn 20.000 bảng Anh, tương đương 600 triệu đồng. Eton nổi tiếng thế giới với địa vị là "cái nôi của giới thượng lưu" và "văn hóa quý ông", đồng thời cũng được biết đến với cách giáo dục theo phong cách quân sự nghiêm ngặt.
Hầu hết học sinh của trường đều có thành tích học tập xuất sắc. Trường được công nhận là trường trung học cơ sở tốt nhất ở Anh, là nơi đào tạo của Hoàng gia Anh và giới tinh hoa chính trị, kinh tế. 20 Thủ tướng Anh, nhà thơ Shelley, nhà kinh tế học Keynes,... từng theo học tại đây.
Trường Eton cũng là trường cũ của Hoàng tử William và Hoàng tử Harry cũng như cha họ - Vua Charles III. Trong số khoảng 250 sinh viên tốt nghiệp từ Eton mỗi năm, hơn 70 người vào Oxford và Cambridge, và 70% vào các trường đại học nổi tiếng thế giới.
Đồng phục mà sinh viên Đại học Eton mặc cũng rất đắt tiền, một bộ hoàn chỉnh có giá lên tới 700 bảng (21 triệu đồng).
"Học viện Hoàng gia" Le Rosey
Trường Le Rosey, Thụy Sĩ còn được gọi là "King's College" (trường của Nhà vua) và tổng học phí và phí ăn ở là 50.000 euro (hơn 1,7 tỷ đồng) mỗi năm, được coi là trường đắt đỏ nhất hành tinh hiện nay. Tòa nhà của trường là một lâu đài bên hồ, có diện tích 28 ha và được trang bị sân tennis, trung tâm chèo thuyền, phòng xông hơi mát-xa và phòng xông hơi ướt.
Học viện Aiglon
Học viện Aiglon ở Thụy Sĩ có tỷ lệ giáo viên và học sinh là 1:5, học phí và phí ăn ở là 43.200 euro (hơn 1,1 tỷ đồng) mỗi năm. Truyền thống của các trường trung học tư thục ở Thụy Sĩ thực sự rất lâu đời, có lịch sử ít nhất 150 năm. Dẫu vậy, mục tiêu của họ không phải dành cho người Thụy Sĩ mà chủ yếu là trẻ em nước ngoài. Ngay cả trong thời kỳ kinh tế toàn cầu suy thoái, danh sách con em tỷ phú khắp nơi trên thế giới chờ được đăng ký nhập học của Học viện Aiglon vẫn rất dài.
Viện Beau Soleil
Học phí và phí sinh hoạt ở đây cộng lại lên tới 48.000 euro (gần 1,3 tỷ đồng) mỗi năm và có trung bình chỉ có 8 học sinh trong một lớp tại trường này. Thụy Sĩ thực hiện hệ thống giáo dục bắt buộc 9 năm. Đặc điểm của giáo dục Thụy Sĩ là phổ cập giáo dục trung học cơ sở, tài trợ cho giáo dục chiếm tỷ lệ lớn trong ngân sách của các cấp chính quyền (8% ngân sách chính phủ liên bang và khoảng 25% ngân sách tiểu bang và thành phố). Thế nên ở đây có nhiều ngôi trường cao cấp đến vậy không phải điều khó hiểu.
Trường trung học Alpinum
Trường trung học Alpinum cũng nằm ở Thụy Sĩ. Trường có tổng cộng 200 học sinh nội trú, hầu hết là sinh viên quốc tế, học phí và phí ăn ở là 43.000 euro (1,1 tỷ đồng) một năm. Như nhiều ngôi trường quý tộc khác, Alpine không được xây dựng trong thành phố mà ở vùng ngoại ô có phong cảnh đẹp yên tĩnh.
Nguồn: 163
Phụ nữ số