Ảnh: Tiểu thương "bỏ của chạy lấy người", hoa lê héo chất đầy triền đê Âu Cơ
Những cành hoa lê tiền triệu do không bán được đã khô héo tiểu thương đã chất thành đống, ngổn ngang trên triền đê Âu Cơ.
- 18-02-2021Người dân Hà Thành bỏ tiền triệu mua hoa lê chơi sau Tết
- 19-02-2020Tết đã hết nhưng thú chơi hoa đào, hoa lê rừng bạc triệu của người Hà Nội chưa hết bao giờ!
- 11-02-2020Hoa lê rừng tiền triệu hút khách Thủ đô sau Tết
Sau Tết Nguyên đán, người dân Hà Nội bắt đầu chuyển sang thú chơi hoa lê, mặc dù những cành hoa lê có giá hàng triệu nhưng vẫn được đông đảo người yêu thích và săn tìm
Tuy nhiên, sau một thời gian, cành lê bắt đầu khô héo, rụng hoa, hư hỏng và không thể bán được nữa thì dân buôn lại “bỏ của chạy lấy người”
Ghi nhận của chúng tại chợ hoa Quảng An (Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội) hàng trăm cành hoa lê được tiểu thương để lại, chất thành đống ở hai bên triền đê
Những cành cây lê khô héo, nằm ngổn ngang, chất thành từng đống khiến đoạn đường Âu Cơ trở lên nhếch nhác
Một số cành lê khô được người dân đốt đi
...khiến người qua đường cảm thấy khó chịu
Chỉ cách đây khoảng nửa tháng, những cành hoa lê có giá trị hàng triệu đồng. Những cành có thân to, cành đẹp giá dao động từ 5 - 8 triệu đồng nhưng giờ đây "số phận" của nó đã thay đổi
Một số cành vẫn được bày bán nhưng không ai "ngó ngàng"
Những cột nhựa và bình để cắm hoa vỡ tan bên đường, không ai thu dọn
Trước đó, trao đổi với chúng tôi, GS.TS Ngô Quang Đê, nguyên Trưởng phòng Khoa học, nguyên Chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp (trường Đại học Lâm nghiệp) cho biết người dân Hà Nội chơi hoa lê sẽ làm tăng rác ở Thủ đô: "Nhiều người dân thường thích chơi cây khủng. Các cành lê to, chơi mấy ngày rồi lại vứt rác thì rất phí, lại tăng rác về cho Thủ đô. Việc hoa lê có thể đem lại một phần lợi ích kinh tế nhưng đa phần lại rơi vào tay các tiểu thương vận chuyển về bán, người dân vùng cao không thu được nhiều".
"Văn hoá chơi hoa lê chỉ thoả mãn cho một số bộ phận, không phải toàn bộ người dân thành phố nên theo tôi về mặt hiệu quả văn hoá xã hội là không lớn", GS Ngô Quang Đê nói. Theo GS Ngô Quang Đê, việc chặt bỏ lê rừng sẽ khiến cảnh quan sinh thái của rừng bị phá huỷ, môi trường bị ảnh hưởng
"Theo ý kiến của tôi, chính quyền nên cấm việc chặt lê rừng. Còn không, nếu muốn phát triển lâu dài, các địa phương nên hướng dẫn người dân trồng thành rừng, thành loại cây ăn quả sẽ đưa lại hiệu quả kinh tế tốt hơn", GS Ngô Quang Đê chốt lại.
Doanh nghiệp và tiếp thị