Không chỉ đất hiếm, Việt Nam còn sở hữu một mỏ vàng đứng thứ 3 thế giới: Thu gần 700 triệu USD từ đầu năm, sản lượng vượt Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ
Kho báu này của Việt Nam hiện có công suất sản lượng khoảng 100 triệu tấn.
- 05-09-2024150 quốc gia là khách ruột của Việt Nam ở mặt hàng này: Thu về hơn 12 tỷ USD, nước ta có hơn 1.000 nhà máy sản xuất
- 04-09-2024Cùng với hạt tiêu, cà phê, Ấn Độ liên tục lùng mua loại cây gia vị lâu đời của Việt Nam, thu về trăm triệu USD từ đầu năm
- 30-08-2024Mỹ, Trung Quốc đua nhau từng mm nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam: Thu về hơn 32 tỷ USD kể từ đầu năm, nước ta đang là nhà xuất khẩu top 2 thế giới
Clinker và xi măng là một trong những "kho báu tỷ đô" của Việt Nam khi thu về hàng tỷ USD từ xuất khẩu. Theo công bố năm 2022 của Cục Khảo sát địa chất Mỹ, công suất sản lượng xi măng của Việt Nam đạt khoảng 100 triệu tấn, đứng thứ 3 thế giới. 5 quốc gia có quy mô sản lượng xi măng lớn nhất thế giới gồm có: Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ.
Về tình hình xuất khẩu, theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu clinker và xi măng của Việt Nam trong tháng 7 đạt hơn 2,5 triệu tấn với kim ngạch hơn 97 triệu USD, tăng 8,2% về lượng và tăng 7,7% về trị giá so với tháng trước.
Lũy kế 7 tháng đầu năm mặt hàng này đã thu về hơn 699 triệu USD với hơn 18,2 triệu tấn, giảm 1,6% về lượng và giảm 13,3% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Xét về thị trường, 3 khách hàng đang mua nhiều clinker và xi măng của Việt Nam nhất là Philippines, Bangladesh và Đài Loan (Trung Quốc).
Philipines đã nhập khẩu hơn 4,6 triệu tấn, trị giá hơn 186 triệu USD. Bangladesh nhập khẩu hơn 3,9 triệu tấn, kim ngạch đạt hơn 123 triệu USD và Đài Loan (Trung Quốc) nhập khẩu hơn 891 nghìn tấn, trị giá hơn 32 triệu USD.
Theo Bộ Xây dựng, trong 10 năm gần đây, năng lực sản xuất xi măng của Việt Nam đã tăng trưởng đạt khoảng 120 triệu tấn xi măng, thuộc nhóm tốp đầu trên thế giới. Tổng mức đầu tư ngành xi măng Việt Nam ước tính theo giá trị hiện lên đến 500.000 tỷ đồng (tương đương 20 tỷ USD).
Các nhà máy sản xuất xi măng ở nước ta đã sản xuất được nhiều chủng loại sản phẩm xi măng phục vụ xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp, đồng thời đã sản xuất được các loại xi măng chất lượng cao, rắn nhanh, chịu nhiệt, chịu lửa, bền môi trường biển, xi măng giếng khoan phục vụ khai thác dầu khí...
Tuy nhiên tiêu thụ trong thời gian gần đây liên tục sụt giảm, lượng tiêu thụ xi măng tại thị trường nội địa đạt chưa nổi 60 triệu tấn. Tiêu thụ xi măng trong nước và xuất khẩu sụt giảm khiến tồn kho xi măng tăng lên, không ít nhà máy xi măng phải giảm công suất hoặc dừng lò nung để hạn chế đổ clinker ra bãi, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất.
Bộ Xây dựng lý giải, trong năm 2023, nhiều dự án, công trình chậm triển khai, giãn tiến độ. Nguồn cung bất động sản theo báo cáo tiếp tục hạn chế tại tất cả các phân khúc, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao dẫn đến các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng hết sức khó khăn, tiêu thụ sản phẩm chậm, tồn kho tăng cao, phải dừng nhiều dây chuyền sản xuất.
Dự báo của Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA), xuất khẩu xi măng và clinker trong năm 2024 tiếp tục gặp khó, bởi thị trường bất động sản Trung Quốc chưa có dấu hiệu phục hồi, xi măng Trung Quốc cũng bị dư thừa và dự báo sẽ cạnh tranh với xi măng Việt Nam vào các thị trường xuất khẩu như Philippines, Trung Mỹ, Nam Phi...
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Made in Vietnam
Xem tất cả >>- 9 tháng đầu năm Việt Nam đã có 7 'mỏ vàng' chục tỷ USD: Thu về trăm tỷ USD, nhiều hạng mục đứng top xuất khẩu toàn cầu
- Tiêu thụ tính bằng triệu tấn, Việt Nam tăng mua một mặt hàng giá rẻ từ Campuchia: nhập khẩu tăng hơn 1.000%, mua bao nhiêu cũng không đủ
- Chuẩn bị xuất lô dừa tươi chính ngạch sang thị trường Trung quốc
- Hàng chục nghìn tấn hàng từ Lào đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hơn 1 tỷ USD gom hàng, nước ta nhập khẩu đứng top của thế giới
- "Vàng trắng" của Việt Nam được Malaysia đổ tiền thu mua hàng nghìn tấn: xuất khẩu tăng hơn 500%, Trung Quốc chung tay săn lùng