Áp dụng nguyên tắc “5 câu hỏi” trước khi mua một thứ gì đó – mẹo nhỏ giúp bạn tiết kiệm nhiều hơn
Có khi nào bạn luôn không ngừng tự hỏi bạn thân rằng tại sao tiền cứ đi đâu hết trong khi bạn không biết là mình đã tiêu gì không? Câu trả lời chẳng ở đâu xa, bởi thói quen tiêu tiền hàng ngày của bạn chính là nguyên nhân dẫn đến sự thâm hụt tài chính này.
- 24-11-2017Theo chuyên gia tài chính, đây là 2 sai lầm tồi tệ nhất bạn phải tránh trong mua giảm giá cuối năm
- 24-11-2017Bí quyết săn hàng giảm giá vào ngày "Black Friday"
- 08-11-2017Mùa giảm giá, đừng quên 5 tuyệt chiêu này để tránh bị cuốn vào bẫy 'khuyến mại'
- 07-11-2017Bắt đầu loạt sự kiện giảm giá Singles’ Day, Black Friday, Cyber Monday, Online Friday
Bạn có thường xuyên ăn trưa bên ngoài? Bạn có bao giờ mua những món đồ không thật sự cần thiết không, bạn mua chỉ vì ngẫu hứng nhất thời sau đó lại vứt chúng vào một xó? Có khi nào bạn mua thứ gì đó sang trọng chỉ để khoe mẽ với bạn bè? Những thói quen này dù nhỏ thôi nhưng cũng tiêu tốn của bạn khá nhiều tiền đấy.
Dưới đây là một vài gợi ý về những thay đổi nhỏ trong thói quen mua sắm giúp bạn tiết kiệm nhiều tiền hơn.
1. Áp dụng nguyên tắc “5 câu hỏi”
Đây là một nguyên tắc rất quan trọng. Trước khi mua thứ gì đó hãy trả lời các câu hỏi sau: “Đây là thứ mình muốn hay cần? Nếu là cần, thì có thực sự cần thiết không? Mình có dùng nó cho bản thân mình không? Có thường xuyên không? Có đáng bỏ thời gian ra dùng không?”. Nếu trong số đó có một câu trả lời là “không” thì hãy bỏ qua nó. Thói quen này giúp bạn không bị lãng phí vào việc mua sắm những món đồ không cần thiết.
2. Biết được sự khác biệt giữa giảm giá “tiền” và giảm giá “phần trăm”
Hãy nhớ rằng giảm giá 5% của một sản phẩm giá 10.000 USD khác với giảm 5% của sản phẩm giá 10 USD. Tuy nhiên, khi đưa ra quyết định, não bộ của con người thường có xu hướng đánh đồng hai trường hợp này. Một người dùng tên Jaap Weel của website hỏi đáp Quora cho biết: “Kể từ khi nghiên cứu về kinh tế học hành vi, tôi ít quan tâm tới việc tiết kiệm 20 cent khi mua spaghetti, mà dành thời gian nghĩ làm sao được giảm giá nhiều khi mua xe. Nhiều người vẫn mải mê với các loại phiếu giảm giá thực phẩm mà ít để ý chuyển tới một căn hộ chi phí rẻ hơn hay lái xe rẻ hơn”.
3. Hãy tự làm những việc bạn cho là có thể
Người dùng Betsy Megas của Quora cho biết: “Tôi thích học các kỹ năng mới và thấy mãn nguyện khi hoàn thành điều gì đó. Tôi đã học làm một số việc như sửa đường ống cơ bản, sơn nội thất, khâu vá, bảo dưỡng xe đạp, làm bánh, nấu ăn. Tôi đang học làm vườn và muốn học và cải thiện kỹ năng xây dựng (sửa mái hiên, hàng rào…) và lắp ráp máy tính. Việc này vừa giúp tôi giải trí vừa giúp tiết kiệm chi phí, và đôi khi nó còn giúp tôi luyện tập thể dục nữa”.
4. Học cách kiềm chế khi mua sắm
Người dùng Quora, Angela Recruiter viết: “Khi đi mua sắm, tim bạn phấn chấn với hàng loạt món đồ mà bạn nghĩ bạn thích nó ngay từ cái nhìn đầu tiên. Tuy nhiên, hãy đánh dấu và quay lại sau vài tiếng đồng hồ hoặc một vài ngày để xem bạn còn thích nó không nhé. Nếu cảm xúc không còn như ban đầu, hãy bỏ qua nó. Đừng bao giờ mua đồ tùy hứng. Hãy tự hỏi liệu nó có khiến bạn vui vẻ một tháng, vài tháng hay một năm không?”
5. Đừng chi quá tay cho một sở thích nào đó
Người dùng Terrence Yang chia sẻ: “Hãy hạn chế đi chơi với những người bạn thích “tiêu hoang” với những thứ hoang phí mà bạn không thực sự thích. Nếu bạn thích trượt tuyết, hãy đi thôi, nhưng không cần phải tới resort xa xỉ để trượt tuyết vào dịp giáng sinh. Nếu thích đi du lịch, bạn vẫn có thể đi với chi phí hợp lý mà không cần tới những nơi xa hoa”.
6. Theo dõi chi tiêu và thanh toán tự động
Đây là bước đầu tiên và có lẽ cũng là bước quan trọng nhất. Bạn cần phải biết chính xác khoản tiền thu nhập cũng như tiền chi tiêu của mình và cả gia đình là bao nhiêu. Điều này có lẽ hơi phức tạp vì bạn thường xuyên phải ghi chép, tuy nhiên bạn cần phải biết tình hình của bạn lúc này là như thế nào.
Việc theo dõi này giúp bạn luôn ý thức được mình đang chi tiền như thế nào và điều chỉnh ngay khi cần. Hãy chỉ tiêu tiền trong phạm vi tài chính của mình thôi, cố gắng đừng vay mượn. Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng các dịch vụ thanh toán tự động để thuận tiện hơn và dễ theo dõi hơn
7. Tự chuẩn bị bữa ăn
Tự nấu đồ ăn không chỉ giúp bạn đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm mà còn giúp tiết kiệm chi phí. Đôi khi nấu ăn cũng mang lại niềm vui, giúp bạn giảm căng thẳng trong công việc. Cách làm này đơn giản, dễ dàng và tiết kiệm.
8. Biết khi nào nên đầu tư vào những sản phẩm chất lượng
Dù tiết kiệm nhưng cũng đừng quá khắt khe đối với những thứ bạn phải sử dụng thường xuyên như đồ dùng nhà bếp, máy tính, giường, ghế… Đầu tư vào những sản phẩm chất lượng cũng là cách để bạn tiết kiệm tiền sửa chữa, thay mới sau này. Hãy chi tiêu tiết kiệm và khôn ngoan.
9. Hài lòng với những gì mình có
Người dùng Quora, Thomas Antunez, chia sẻ: “Hãy học cách thỏa mãn với những gì bạn đã có. Tôi 35 tuồi và hiện tôi có 5 chiếc Porches cùng với 3 chiếc Mercedes-Benz (2 AMG). Đây là 8 sai lầm tài chính lớn nhất tôi mắc phải bởi tôi không hài lòng với những gì mình đã có. Học cách thỏa mãn với hiện tại có thể giúp bạn tiết kiệm rất nhiều tiền”.
Nhịp sống kinh tế