Áp giá trần dầu thô, châu Âu đang bị 'chơi chiêu' nhập khẩu dầu Nga mà không hề hay biết
Bất chấp áp giá trần hay lệnh cấm vận có hiệu lực, khách hàng tại châu Âu đang sử dụng dầu diesel đến từ Nga mà không hề hay biết.
- 06-12-2022Ai cũng nghĩ là Trung Quốc nhưng đây mới là quốc gia nắm giữ chìa khóa trong cuộc đua pin xe điện - Ước tính cung cấp 60% pin xe điện trên toàn cầu
- 05-12-2022Tàu vận chuyển khan hiếm, các hãng ô tô điện Trung Quốc “chơi lớn” chi hàng tỷ USD mua tàu riêng - VinFast vận chuyển ra sao?
- 05-12-2022Vị khách hàng bất chấp nhất của Nga, tuyên bố sẽ ‘giải cứu’ dầu Nga kể cả khi cấm vận hay áp giá trần
Ảnh minh họa
Kể từ ngày 5/12 vừa qua, Liên minh châu Âu đã cấm nhập khẩu dầu thô và các sản phẩm từ dầu mỏ của Nga trong nỗ lực tước đi nguồn thu từ dầu mỏ của Moscow. Vương quốc Anh cũng đã ngừng nhập khẩu dầu và sản phẩm từ dầu Nga trong cùng ngày.
Tuy nhiên khi lệnh cấm dầu thô có hiệu lực, những thách thức trong việc theo dõi dầu thô sau khi được tinh chế và dầu diesel sau khi được pha trộn đã trở nên khó khăn hơn khi dầu thô của Nga được chuyển đến các nước như Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ, sau đó lại được tái xuất vào châu Âu.
Theo Eugene Lindell, nhà phân tích thị trường sản phẩm dầu và lọc dầu tại công ty tư vấn FGE, châu Âu đang phải vật lộn để thay thế nguồn cung 600.000 thùng mỗi ngày của Nga.
Hải quan Hà Lan - Cơ quan giám sát trung tâm lưu trữ và thương mại lớn Amsterdam-Rotterdam-Antwerp, các cơ quan thực thi của Vương quốc Anh và Sàn giao dịch liên lục địa (ICE) sẽ kiểm tra giấy chứng nhận xuất xứ chính thức cho các tàu nhập khẩu. Trong trường hợp có nghi ngờ về nguồn gốc, hải quan Vương quốc Anh và Hà Lan có thể yêu cầu các tài liệu bổ sung để giúp xác định xuất xứ, chẳng hạn như thỏa thuận hợp đồng, hóa đơn hoặc vận đơn.
ICE cũng sẽ xem xét giấy chứng nhận xuất xưởng và bằng chứng từ các nhà máy lọc dầu rằng nguồn cung được tinh chế tại địa phương.
Để dầu diesel được chấp thuận lưu thông, họ phải chứng minh được rằng đó không phải có nguồn gốc từ Nga. EU và sàn ICE yêu cầu về nguồn gốc rằng phải được xử lý chủ yếu bên ngoài nước Nga. Tuy nhiên việc pha trộn dầu diesel của Nga với 1 loại dầu khác – sẽ không làm thay đổi nguồn gốc và sẽ không thể chứng minh được rằng đây là dầu có nguồn gốc từ Nga.
Vương quốc Anh cho biết bất kỳ quá trình xử lý nào để thay đổi xuất xứ sản phẩm phải được thực hiện vì mục đích thương mại, chẳng hạn như tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh để đáp ứng các thông số kỹ thuật mới của Vương quốc Anh, chứ không phải để tránh lệnh trừng phạt.
Ảnh: FT
Khó để có thể truy xuất
Việc truy xuất nguồn gốc của dầu diesel pha trộn hoặc tinh chế gần như bằng 0 khi việc chuyển giao từ tàu sang tàu (Ship to ship – STS) được diễn ra. Công ty phân tích hàng hải Windward cho biết, lượng các hoạt động STS giữa các tàu chở dầu có liên kết với Nga đã tăng đáng kể từ tháng 2 – thời điểm bắt đầu xảy ra cuộc xung đột.
Một nguồn tin trong ngành đã bình luận về vấn đề này rằng: “Nếu bạn đưa dầu diesel đến một cảng linh hoạt hơn, bạn có thể pha trộn và cấp cho nó một mã vận đơn và gán với nguồn gốc từ nơi khác không phải Nga.”
Các nguồn tin thị trường cho biết, dầu diesel của Nga có thể sẽ được chuyển đến và tái xuất khẩu từ các nước như Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ. Nga có thể sử dụng đội tàu của mình để vận chuyển dầu diesel vào Thổ Nhĩ Kỳ - nơi thực hiện các chuyến tàu trung chuyển.
Nhà phân tích hàng đầu tại Kpler Kevin Wright cho biết: “Tôi đã nghĩ rằng Thổ Nhĩ Kỳ đang tái xuất khẩu các thùng dầu và xuất khẩu nhiều hơn sản lượng nội địa của họ.”
Anh, EU và ICE coi dầu diesel được tinh chế từ bên ngoài Nga là sản phẩm không phải của Nga, điều này có khả năng dẫn đến sự thay đổi hơn nữa trong dòng chảy thương mại.
Châu Âu đã bắt đầu thay thế nhập khẩu dầu diesel của Nga bằng sản phẩm tinh chế từ Trung Đông, nhưng các nhà phân tích cũng cho rằng họ không bất ngờ khi Ấn Độ sẽ tinh chế nhiều dầu hơn và tăng xuất khẩu dầu diesel sang châu Âu.
Giới hạn giá của EU, có hiệu lực vào ngày 5 tháng 12 cấm các công ty vận chuyển, bảo hiểm và tái bảo hiểm xử lý các lô hàng dầu thô của Nga, trừ khi nó được bán với giá thấp hơn 60 USD/thùng.
Công ty môi giới tàu biển BRS của Pháp cho biết, việc Nga quyết tâm ngừng bán dầu cho các quốc gia hoặc công ty tuân thủ giá trần cùng với những khó khăn về bảo hiểm đồng nghĩa với việc các chủ tàu sẽ không thể mua dầu thô của Nga.
Tuy nhiên các công ty đã lách luật bằng cách sử dụng đội tàu chở dầu ngầm và thu xếp bảo hiểm với các công ty Ấn Độ. BRS cho biết 111 tàu chở dầu cũ đã được bán cho các công ty vận chuyển tư nhân kể từ tháng 2 để vận chuyển dầu của Nga.
Theo Reuters, Bloomberg
Nhịp sống thị trường