Áp lực bán sẽ tiếp tục
Các công ty chứng khoán nhận định xác suất VN-Index giảm điểm đang tăng lên trong bối cảnh trong và ngoài nước không có thông tin hỗ trợ. Vì vậy, nhà đầu tư nên thận trọng, co gọn danh mục và tập trung vào cổ phiếu cụ thể thay vì tham chiếu chỉ số chung.
- 15-04-2023Dùng 24 tài khoản thao túng giá cổ phiếu, một cá nhân bị UBCKNN xử phạt hơn nửa tỷ đồng
- 15-04-2023Tân binh niêm yết trở nên thưa thớt, nhiều kế hoạch lên sàn chứng khoán bị “bỏ ngỏ”
- 14-04-2023Tự doanh CTCK đẩy mạnh mua ròng hơn 150 tỷ đồng phiên cuối tuần, dàn trải trên diện rộng
Thị trường chứng khoán ghi nhận một tuần giao dịch rung lắc, điều chỉnh, khi thanh khoản bán chủ động liên tục gia tăng vào những phiên cuối tuần khiến chỉ số chính lùi về khu vực hỗ trợ quanh 1.055. Về diễn biến cụ thể, VN-Index giảm điểm phiên đầu tuần và sau đấy có 1 phiên phục hồi ngay khi chỉ số chung lùi về vùng hỗ trợ quanh 1.055 – 1.060. Tuy nhiên sự thận trọng của nhà đầu tư tiếp tục được thể hiện trong các phiên cuối tuần khiến thị trường có phần hụt hơi.
Kết thúc tuần (17/4-21/4), VN-Index giảm 16,21 điểm (-1,57%) về mức 1.052,89 điểm với thanh khoản suy giảm. HNX-Index kết tuần giảm 4,35 điểm (-2,06%) về 207,25 điểm với thanh khoản gia tăng. Độ rộng thị trường trong tuần nghiêng về tiêu cực với áp lực bán ngắn hạn tập trung nhiều vào nhóm cổ phiếu bất động sản, chứng khoán sau giai đoạn tăng tốt.
Xét theo mức độ đóng góp, VCB, SAB, BID, GAS và VIC là những mã có tác động tiêu cực nhất đến VN-Index. Trong đó, tính riêng VCB đã lấy đi hơn 1,8 điểm của chỉ số này. Ở chiều ngược lại, NVL, MWG và DGC là những cổ phiếu có ảnh hưởng tích cực nhất.
Theo thống kê của SHS, trong tuần thanh khoản trên HoSE đạt 64.036,26 tỷ đồng, giảm 4,6% so với tuần trước. Thanh khoản HNX giảm nhẹ 0,7% với 8.160,15 tỷ đồng được giao dịch. Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng tuần thứ ba liên tiếp với giá trị bán ròng là 1.734,76 tỷ đồng, dưới áp lực rút vốn của quỹ Fubon ETF.
Trong tuần qua thị trường phân hóa mạnh với dòng tiền ngắn hạn luân chuyển qua các nhóm ngành nghề. Chịu áp lực điều chỉnh mạnh là nhóm bất động sản sau nhiều tuần phục hồi tăng giá như LDG (-17,32%), L14 (-10,52%), SCR (-10,13%), CEO (-9,41%), DXG (6,25%), DIG (-4,71%)...Nhóm cổ phiếu dịch vụ tài chính, chứng khoán cũng chịu áp lực bán tương tự với VIX (-7,06%), BVS (-7,04%), CTS (-6,82%), VCI (-6,53%), VND (-6,01%)...
Theo SHS, nếu chỉ xét thuần về góc độ kỹ thuật thì VN-Index vẫn đang tạo ra nền tảng tích lũy chặt chẽ và đang có xu hướng phục hồi ngắn hạn theo kênh tăng là 2 đường kẻ xanh và mục tiêu của đợt hồi phục đối với VN-Index có thể là 1.150 hoặc cao hơn nếu chỉ số này chuyển biến theo hướng tích cực trong tuần tới.
Xét trên góc nhìn trung dài hạn, thị trường đang tạo ra các sóng hồi phục với đáy sau cao hơn đáy trước trong khi đỉnh các sóng không tăng, đồng thời chu kỳ hình thành sóng đang kéo dài ra (dạng giao động chặt chẽ dần) nên SHS cho rằng về góc độ trung, dài hạn thị trường đang trong giai đoạn tích lũy chặt chẽ và giai đoạn này có thể kết thúc khi VN-Index tiến sát tới khu vực 1.150 điểm.
"Xu hướng tích lũy cạn kiệt là xu hướng hợp lý ở giai đoạn hiện tại và trong 9 tuần vừa qua VN-Index gần như biến động rất ít, khối lượng giao dịch về tổng thể vẫn đang giảm dần là những tín hiệu đặc trưng của quá trình tích lũy. Giai đoạn vận động trong biên độ hẹp với khối lượng thấp như hiện tại vẫn còn có thể tiếp tục kéo dài cho đến khi thị trường hình thành xu hướng uptrend mới", SHS nhận định.
Thị trường trong ngắn hạn và trung, dài hạn đều đang ở trạng thái vận động tích cực khi VN-Index quay trở lại kênh tăng ngắn hạn với động lượng tốt, nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiến hành giải ngân trong giai điều chỉnh hiện tại nhưng nên chờ đợi cơ hội khi thị trường có tín hiệu hồi phục kết thúc điều chỉnh và đặt kỳ vọng mục tiêu hướng tới vùng 1.150 điểm. Thị trường về trung, dài hạn vẫn đang trong vùng tích lũy rộng quanh 1000 - 1.150 để chuẩn bị cho chu kỳ uptrend thực sự sau đó, do đó nhà đầu tư trung, dài hạn có thể tiếp tục giải ngân dần tăng tỷ trọng nắm giữ để đón đầu giai đoạn tăng giá mới sau kỳ tích lũy này, hướng giải ngân nên lựa chọn các cổ phiếu đầu ngành có nền tảng cơ bản tốt, các cố phiếu có tiềm năng tăng trưởng ổn định đang vận động trong trạng thái tích lũy hiện nay.
Ở góc nhìn kỹ thuật, VCBS cho biết VN-Index kết phiên cuối tuần tạo nến đỏ giảm điểm, lui về kiểm tra lại vùng hỗ trợ quanh khu vực 1.055 điểm. Đây cũng sẽ là khu vực hỗ trợ của thị trường trong ngắn hạn.
VCBS khuyến nghị các nhà đầu tư bám sát thị trường tại vùng điểm này, trong trường hợp có tín hiệu lực cầu bất ngờ xuất hiện trở lại, các nhà đầu tư có thể cân nhắc giải ngân đối với những cổ phiếu có nền tích lũy chặt chẽ thuộc các nhóm ngành như dầu khí, chứng khoán, điện. Ngược lại, nếu thị trường tiếp tục rung lắc và chưa có tín hiệu gia tăng thanh khoản mua chủ động rõ ràng thì các nhà đầu tư nên hạn chế mở vị thể bắt đáy sớm.
Về phần mình, MBS nhận định phiên giảm cuối tuần đẩy chỉ số VN-Index phá vỡ vùng đi ngang theo chiều đi xuống sau 5 phiên đi ngang trước đó. Đây cũng là phiên giảm mạnh nhất trong nhịp điều chỉnh hiện tại khi nhà đầu tư chốt lời nhóm cổ phiếu dẫn dắt ở nhịp tăng vừa qua (nhóm cổ phiếu bất động sản). Về kỹ thuật, chỉ số chính đã để mất các ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn ở các đường MA20, MA50, … Xác suất chỉ số này kiểm định vùng hỗ trợ 1.043 – 1.047 điểm đang tăng lên trong bối cảnh trong và ngoài nước không có thông tin hỗ trợ. Nhà đầu tư nên thận trọng, co gọn danh mục và tập trung vào cổ phiếu cụ thể thay vì tham chiếu chỉ số chung.
Nhà đầu tư