MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Áp lực và sự kỳ vọng quá mức cha mẹ đặt lên con cái dễ khiến trẻ phải đối mặt với 3 điều này

25-10-2023 - 16:03 PM | Sống

Những kỳ vọng trong việc nuôi dạy con cái thời hiện đại không chỉ gây áp lực cho cha mẹ mà còn cho cả con trẻ.

Nhiều cha mẹ cho rằng mình đã lao động rất vất vả vì con, chính vì thế con cái không được phép mắc sai lầm. Những kỳ vọng trong việc nuôi dạy con cái ở thời hiện đại đang gây áp lực lên chính các bậc cha mẹ. Tuy nhiên, chính sự áp lực này lại hạn chế con trẻ được phát triển một cách toàn diện.

Cuộc sống hiện đại kéo theo những hệ lụy đến tinh thần và thể chất của trẻ nhỏ. Cha mẹ ngày nay dành nhiều thời gian để quan tâm, sát sao con cái hơn trước. Họ đặt ra nhiều mục tiêu cho sự phát triển từng ngày của trẻ. Bất kì phụ huynh nào cũng kỳ vọng con cái sẽ thành công trong tương lai. Tuy nhiên, đôi lúc việc đặt áp lực lên con một cách quá mức sẽ gây tác dụng ngược. Dưới đây là 3 điều trẻ dễ gặp phải nếu sống trong một gia đình có bố mẹ quá nghiêm khắc.

1. Tước đi cơ hội, tính độc lập và đam mê của con

Các bậc cha mẹ luôn cảm thấy có trách nhiệm đối với sự phát triển của con cái. Tuy nhiên, việc nuôi dạy con cái được kỳ vọng là cha mẹ buộc phải "quan sát, chú ý, đáp ứng mong muốn và hành vi của con cái" trong xã hội ngày nay. Kết quả là trẻ con ít có cơ hội tự tìm hiểu về những rủi ro, nguy hiểm khi chơi ngoài trời. Ngoài ra, trẻ em trở nên ít vận động hơn, dành nhiều thời gian cho việc sử dụng công nghệ và ít thời gian chơi với các bạn đồng trang lứa.

Các bậc cha mẹ được khuyến khích dành nhiều thời gian hơn cho con cái của họ trong khi vẫn phải cho con cái được độc lập. Nhưng, hầu hết việc học về tính độc lập đó diễn ra khi trẻ chấp nhận rủi ro do chúng tự lựa chọn và khám phá. Và những cơ hội tự khám phá này đang bị mất đi trong tuổi thơ của trẻ.

Tiến sĩ John Day (Đại học Essex) cho biết: "Việc nuôi dạy con cái không còn đơn giản chỉ là một khía cạnh của con người mà đã trở thành một kỳ vọng buộc phải thực hiện hoàn hảo. Cha mẹ và con cái của họ bị mắc kẹt cùng nhau trong kịch bản này, do đó những nhà hoạch định tương lai cần nhận thức lại vấn đề và tìm cách thay đổi cho thế hệ sau".

Áp lực khiến con phải học tốt, đạt thành tích cao... khiến trẻ bị tước đi cơ hội được thực hiện niềm đam mê, sở thích của mình. Đôi khi mọi thứ phải gác lại hoặc bị dẹp bỏ chỉ để thực hiện điều mà bố mẹ cho là tốt nhất.

2. Dễ mắc rối loạn tâm lý, trầm cảm

Áp lực học tập cũng có thể xuất phát do đặt nặng thành tích từ phía nhà trường hoặc bố mẹ. Ngoài ra, đôi khi chính do bản thân trẻ tự đặt áp lực vì không muốn bản thân thua kém bạn bè hoặc đặt ra những yêu cầu cao hơn so với khả năng của mình.

Trẻ bị áp lực việc học hành hay bất cứ việc nào khác trong cuộc sống dễ bị thay đổi tâm lý như lo lắng, căng thẳng, dần dần sợ hãi việc học. Trẻ có thể sẽ sợ hãi và không muốn tiếp tục việc học tập nữa. Điều này kéo dài dễ dẫn đến mất ngủ, kém tập trung, ăn uống kém. Thậm chí là các bệnh lý về thể chất như suy nhược cơ thể, sụt cân.

Áp lực và sự kỳ vọng quá mức cha mẹ đặt lên con cái dễ khiến trẻ phải đối mặt với 3 điều này - Ảnh 1.

Ngoài học tập, cha mẹ cần đảm bảo cho trẻ được có các hoạt động cân bằng, thư giãn như tham gia vui chơi giải trí, chơi thể thao, các hoạt động dã ngoại... Trong khi một số trẻ thích học thì nhiều trẻ khác lại có những niềm đam mê riêng, điều bố mẹ nên làm là nâng đỡ, tạo điều kiện giúp con phát triển thay vì buộc trẻ phải làm theo ý thích của bố mẹ.

 

3. Làm mọi chuyện chỉ vì bố mẹ muốn như thế

Là cha mẹ, bạn luôn muốn con mình thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Bạn muốn những thứ tốt nhất cho con, bạn mơ ước chúng vào được những trường cao đẳng và đại học danh giá nhất, thông thạo mọi môn học và đứng đầu lớp.

Tuy nhiên, những kỳ vọng này đôi khi vượt quá khả năng của con. Kỳ vọng của bạn trở nên khó đáp ứng, dẫn đến áp lực từ phía bạn nhiều hơn và chuyển thành nỗi lo lắng cho con.

Nguyên nhân hàng đầu của áp lực này xuất phát từ mối quan tâm đến phúc lợi của con cái và việc làm của chúng. Một yếu tố khác là những mục tiêu trước đây của cha mẹ không thể đạt được; do đó, họ cố gắng áp dụng cùng một giấc mơ cho con mình, dẫn đến sự nhầm lẫn cho đứa trẻ. Kết quả của những hành động này thường là không lành mạnh.

Mặc dù áp lực chủ yếu dựa trên ý định tốt, nhưng đôi khi phụ huynh có thể vượt quá mức mà con cái có thể chấp nhận được.

Khi còn là học sinh, con sẽ liên tục tìm kiếm sự công nhận của cha mẹ. Ngay cả một biểu hiện hơi thất vọng cũng có thể khiến con rơi vào trạng thái tinh thần tồi tệ. Con sẽ bắt đầu đặt câu hỏi về khả năng của mình, dần dần cảm thấy sợ hãi, lo lắng và vướng vào các bệnh tâm lý khác.

Theo An Chi

Trí thức trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên