Không cần trừng phạt, cha mẹ dùng cách này khiến những em bé khó bảo cũng trở nên ngoan ngoãn
Phụ huynh thường có xu hướng cáu giận, đánh đập, thậm chí là chửi bới mỗi khi trẻ mắc sai lầm. Tuy nhiên, cách làm này không đem lại hiệu quả về lâu dài mà chỉ khiến con bị tổn thương.
- 23-10-2023Người đàn ông gửi 2,1 tỷ đồng vào tài khoản, chưa đầy 1 tiếng sau còn đúng 63.000 đồng: Cảnh sát vào cuộc truy quét đường dây 'trộm tiền' 100 đối tượng
- 22-10-2023'Thấy 9 cuộc gọi nhỡ từ vợ và khách hàng, bạn gọi lại cho ai trước?' - Ứng viên EQ cao trả lời thông minh
- 21-10-2023Sếp Hoàng Nam Tiến khiến ứng viên phải á khẩu với câu hỏi liên quan đến ô tô không người lái: Khẳng định chưa một ai có thể trả lời được
Mỗi đứa trẻ lại có cá tính riêng biệt. Trong khi một số em bé hiếu thảo, ngoan ngoãn ngay từ nhỏ, thì một số trẻ khác bị đánh giá là ương bướng, cứng đầu và khó bảo. Chúng thể hiện cái tôi rất lớn, dù cho cha mẹ tức giận hay thất vọng, trẻ vẫn thản nhiên làm điều trẻ muốn, thậm chí sẵn sàng đối đầu để bảo vệ cái tôi của mình đến cùng.
Với những trẻ sở hữu kiểu tính cách này, đánh đập hay quát mắng chưa bao giờ là biện pháp hiệu quả. Cha mẹ thử tham khảo một số cách dưới đây khiến những em bé khó bảo cũng trở nên ngoan ngoãn.
1. Không mạt sát trẻ bằng những ngôn từ đáng sợ
Khi con phạm lỗi, nên tránh mỉa mai, móc nhiếc, càng không nên nói đi nói lại nhiều lần và chất vấn con. Tốt nhất, cho trẻ có một không gian yên tĩnh để suy xét lại hành động, lời nói của mình, từ đó trẻ mới dễ dàng tiếp thu lời nói của cha mẹ.
Việc giải thích hay nói chuyện với con vào lúc đang nóng giận cũng sẽ khiến cha mẹ khó giữ được sự bình tĩnh. Lúc này, trẻ cũng không đủ tỉnh táo để lắng nghe hay tiếp thu ý kiến từ người lớn. Thế nên, hãy cho cả 2 bên một khoảng thời gian vừa đủ để bình tĩnh lại trước khi nói chuyện với con.
2. Hãy nói ra tâm trạng của mình và thừa nhận cảm xúc của con
Khi bị con chọc giận và nhận ra cơn phẫn nộ trong mình đang dâng trào lên, cha mẹ nên chọn cách nói ra tâm trạng của mình theo ba cấp độ: "Mẹ rất không hài lòng với cách làm của con"; "Mẹ thật sự rất bực!"; "Mẹ sắp nổi điên rồi!". Những cách nói này có hiệu quả hơn là trút cơn giận lôi đình vào con.
Nhiều cha mẹ chỉ tập trung vào việc mắng nhiếc "Tại sao con lại như thế", "Con bị làm sao mà hành xử như thế hả", "Con có nghĩ mình làm thế là không chấp nhận được không", "Vì sao tôi lại sinh ra đứa con thế này"... Thế nhưng, thay vào đó hãy tâm sự và chia sẻ với con về cảm xúc của chính mình bằng một thái độ bình tĩnh.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần thừa nhận cảm xúc của con như: "Bố mẹ hiểu con đang rất tức giận", "Con đã cảm thấy không vui phải không", "Mẹ nghĩ là chúng ta nên bình tĩnh lại trước khi nói lại vấn đề này, bây giờ con đang nghĩ gì"...
3. Không bao giờ nổi giận với con trước mặt người khác
Những em bé bị quát mắng ở chốn đông người sẽ cảm thấy bị mất mặt, từ đó nảy sinh ý nghĩ chống đối. Cha mẹ khi dạy bảo trẻ cần tìm những lúc thích hợp, khiến trẻ cảm thấy dù cha mẹ có đang tức giận nhưng vẫn giữ thể diện cho chúng, trẻ sẽ giảm bớt thái độ đối đầu.
4. Xoa dịu con khi có thể
Đối với trẻ nhỏ, đôi khi một nụ hôn, một cái hôn hay một câu nói "mẹ yêu con" cũng xoa dịu được nỗi ấm ức của trẻ ngay lập tức. Còn đối với những trẻ lớn hơn, một cuộc đối thoại giữa cha mẹ và con cái là rất cần thiết.
Trước khi mắng con, hãy tự hỏi bản thân mình: "Cách trừng phạt như thế có giúp sửa đổi được những hành vi, cư xử không tốt của con không?", "Khi áp dụng hình phạt với con, mình có đang tức giận không?", "Trừng phạt kiểu này có làm cho con cảm thấy bị sỉ nhục hay xấu hổ không?", "Sự trừng phạt của mình có hợp lý, công bằng và ngay thẳng chưa?".
Trí Thức Trẻ