MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Áp trần với dầu Nga có làm tê liệt hoạt động nhập khẩu dầu của Ấn Độ?

16-11-2022 - 20:10 PM | Thị trường

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Ấn Độ sẽ là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất nếu Nga từ chối bán dầu thô với giá trần theo các biện pháp trừng phạt được đề xuất do Mỹ và Liên minh châu Âu áp đặt.

Ấn Độ và Trung Quốc phụ thuộc vào dầu nhập khẩu bằng tàu chở dầu từ Trung Đông, Nga và các khu vực khác, trái ngược với Mỹ, nước nhập phần lớn dầu nhập khẩu bằng đường ống từ nước láng giềng Canada.

Dữ liệu từ Bộ Dầu mỏ và Khí đốt tự nhiên của Ấn Độ cho thấy, sản lượng dầu thô và dầu ngưng tụ trong nước của Ấn Độ dao động trong phạm vi 30-40 triệu tấn/năm trong hai thập kỷ qua.

Áp trần với dầu Nga có làm tê liệt hoạt động nhập khẩu dầu của Ấn Độ? - Ảnh 1.

Ảnh chụp dữ liệu dầu khí của Ấn Độ, Phòng Phân tích và Lập kế hoạch Dầu khí, ngày 10/11

Ngược lại, mức tiêu thụ xăng dầu trong nước đã tăng gấp đôi lên 202 triệu tấn vào năm 2021 từ 103 triệu tấn vào năm 2002. Trong 10 tháng đầu năm 2022, Ấn Độ đã tiêu thụ kỷ lục theo mùa là 182 triệu tấn, vượt qua mức đỉnh 178 triệu tấn trước đó vào năm 2019.

Áp trần với dầu Nga có làm tê liệt hoạt động nhập khẩu dầu của Ấn Độ? - Ảnh 2.

Khát dầu nhập khẩu

Công suất lọc dầu thô của nhà máy lọc dầu của Ấn Độ đã tăng lên 251 triệu tấn/năm vào năm 2021 từ 115 triệu tấn/năm vào năm 2002. Ấn Độ đã nổi lên như một nhà xuất khẩu lớn các sản phẩm tinh chế.

Áp trần với dầu Nga có làm tê liệt hoạt động nhập khẩu dầu của Ấn Độ? - Ảnh 3.

Năm 2022, Ấn Độ đã trở thành nước mua dầu thô lớn của Nga sau cuộc xung đột Nga với Ukraine và các lệnh trừng phạt đối với dầu xuất khẩu của nước này do Mỹ, Liên minh Châu Âu và các đồng minh áp đặt.

Ấn Độ và Trung Quốc đã mua thêm dầu thô và các sản phẩm nhập khẩu từ Nga, cho phép Mỹ và Liên minh Châu Âu nhập khẩu thêm dầu thô và nhiên liệu từ các nguồn không bị cấm vận.

Do phụ thuộc vào nhập khẩu và người tiêu dùng nhạy cảm với giá cả, nên Ấn Độ sẽ rất dễ bị tổn thương nếu Nga từ chối bán dầu thô và nhiên liệu ở mức giá trần.

Hệ quả là sự thiếu hụt nguồn cung dầu thô giao ngay cùng với giá cả dầu thô và nhiên liệu tăng cao sẽ ảnh hưởng nặng nề đến các nhà máy lọc dầu và người tiêu dùng tại Ấn Độ.

Giới hạn giá dầu

Các nhà hoạch định chính sách của Mỹ và EU đã nhiều lần nói rằng họ sẽ đặt ra một giới hạn giá ở mức đảm bảo Nga tiếp tục xuất khẩu và bất kỳ việc ngừng hoặc giảm xuất khẩu nào cũng sẽ là phi lý.

Trong bài phát biểu vào ngày 11/11 nhân chuyến thăm New Delhi, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết việc áp giá trần sẽ có lợi cho Ấn Độ bằng cách cho nước này thêm đòn bẩy để mua dầu thô của Nga với giá chiết khấu sâu.

Bà Yellen nói với các phóng viên rằng dầu của Nga "sẽ được bán với giá hời và chúng tôi rất vui khi Ấn Độ có được món hời đó".

Trong những tháng gần đây, Mỹ đã thay đổi các kế hoạch về mức trần giá và thực thi nghiêm ngặt do lo ngại về tác động đối với giá cả, lạm phát và nền kinh tế trong nước cũng như tại các nhà nhập khẩu như Ấn Độ.

Các đợt giải phóng SPR nhiều hơn

Trái ngược với Mỹ và Trung Quốc, Ấn Độ có trữ lượng dầu chiến lược hạn chế để bảo vệ mình khỏi bất kỳ sự gián đoạn nhập khẩu nào.

Xét cho cùng, nếu có bất kỳ sự gián đoạn nào đối với hoạt động xuất khẩu xăng dầu của Nga, Mỹ sẽ phải đảm bảo duy trì nguồn cung cho các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ bằng cách xả thêm dầu từ Kho dự trữ Dầu mỏ Chiến lược (SPR) của chính nước này.

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, ngay cả sau những đợt xả kho gần đây, SPR vẫn chứa 396 triệu thùng dầu thô, tương đương với khoảng 50-55 triệu tấn, theo tỷ lệ chuyển đổi tiêu chuẩn.

Dự trữ là một kho dự trữ cố định nên nó không thể thay thế lưu lượng xuất khẩu xăng dầu của Nga vô thời hạn, và dầu thô còn lại trong kho dự trữ không tương đồng với các loại dầu xuất khẩu của Nga.

Nhưng việc xả thêm SPR có thể cho các nhà hoạch định chính sách và các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ có thêm thời gian, trong trường hợp Nga trả đũa việc áp giá trần.

Tham khảo: Oilprice

Minh Ngọc

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên