Ba bộ Luật quan trọng của bất động sản có thể có hiệu lực sớm từ 1/7, chuyên gia bất ngờ chỉ ra thời điểm bất động sản chính thức bước vào chu kì mới
Vừa qua, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội cho phép Luật kinh doanh bất động sản sửa đổi và Luật nhà ở sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/7/2024. Tiếp đến, Luật đất đai 2024 cũng đang trình Chính phủ đề nghị Quốc hội chấp thuận cho phép có hiệu lực cùng thời điểm.
- 08-05-2024Danh Khôi Holdings bị xử phạt 280 triệu đồng do tự ý chuyển mục đích sử dụng đất lúa sang đất phi nông nghiệp
- 08-05-2024Chủ khách sạn Novotel Saigon Centre báo lãi trở lại sau 2 năm lỗ nặng, còn nợ trái phiếu 3.000 tỷ đồng
Chia sẻ về việc này, ông Võ Hồng Thắng - Giám đốc Mảng dịch vụ tư vấn & Phát triển dự án DKRA Group cho rằng, với việc các Luật có thể có hiệu lực từ ngày 1/07/2024, tức sớm hơn 6 tháng so với dự kiến vào ngày 1/1/2025 sẽ có những tác động nhất định lên thị trường bất động sản trong thời gian tới.
Trong đó, Luật Đất đai từ trước đến nay vẫn được xem là bộ luật trung tâm, có sức ảnh hưởng sâu rộng với những bộ luật liên quan khác như Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản, do đó việc áp dụng sớm sẽ giúp tạo tiền đề vững chắc cho các bộ luật còn lại phát huy tối đa hiệu quả khi đi vào có hiệu lực vào đầu năm 2025.
Bên cạnh đó, với những cải cách quan trọng trong các quy định về quy hoạch, thu hồi đất, cho thuê đất, tái định cư, nhà ở xã hội,… nổi bật là việc gỡ vướng trong khâu tính tiền sử dụng đất hay trong công tác giải phóng đền bù (tối đa 36 tháng từ thời điểm trúng đấu thầu, UBND có trách nhiệm bàn giao “đất sạch” để nhà đầu tư triển khai dự án) được kỳ vọng sẽ tháo gỡ được các nút thắt pháp lý ở các dự án, giúp gia tăng nguồn cung đưa ra thị trường trong thời gian tới.
Mặt khác, khi các vấn đề pháp lý dự án được khơi thông, thời gian thủ tục được rút ngắn, các chủ tư cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay lãi suất thấp từ ngân hàng, có được cơ hội tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp, tài chính dự án nhằm nhanh chóng đẩy mạnh hoạt động, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
“Với những nhận định nêu trên, tôi vẫn giữ nguyên quan điểm về sự hồi phục từng bước của thị trường bất động sản vào cuối năm 2024 và có những điểm sáng rõ nét hơn trong giai đoạn 2025 - 2026 ở hầu hết các phân khúc và khu vực. Đặc biệt là ở loại hình bất động sản nhà ở phục vụ nhu cầu ở thực, thuộc các khu đô thị lớn với nhu cầu luôn ở mức cao”, ông Thắng nhận định.
Vị này cũng từng nhấn mạnh, thị trường bất động sản trong thời gian tới không thể hồi phục theo hình chữ V, mà sẽ hồi phục theo hình chữ U.
Thời gian vừa qua các cơ chế, chính sách từ phía Chính phủ về pháp lý, lãi suất khá sát so với nhu cầu thực tế của thị trường và doanh nghiệp. Nhiều khó khăn, vướng mắc của thị trường đã từng bước được tháo gỡ. Tuy nhiên, để thị trường có thể phục hồi rõ rệt cần thêm nhiều các giải pháp cụ thể, mạnh tay hơn từ Chính phủ và các bộ, ngành.
Cũng theo ông Thắng, giai đoạn này phù hợp với nhà đầu tư có sẵn nguồn tài chính để tìm kiếm bất động sản có giá trị tốt. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần thận trọng xem xét vấn đề về pháp lý cũng như tính an toàn, mức giá hiện tại đã chiết khấu hấp dẫn chưa. Điều này đòi hỏi nhà đầu tư phải có kinh nghiệm, kiến thức và sự quan sát thị trường, khu vực bất động sản muốn đầu tư.
Ngoài ra, đối với những người mua để sử dụng thì hiện tại là thời điểm thích hợp khi giá bất động sản tốt, lãi suất đang giảm. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên đi vay quá nhiều sẽ gặp rủi ro khi không có dòng tiền ổn định để trả lãi hằng tháng.
Cũng chia sẻ về việc này, ông Nguyễn Văn Đính – Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho hay, 3 Luật được thông qua là những căn cứ bản lề góp phần giúp thị trường phát triển theo hướng an toàn, lành mạnh.
Theo ông Đính, sau khi trải qua “trận ốm thập tử nhất sinh”, các chủ thể còn tồn tại sẽ có được “kháng thể”. Tuy không thể ngay lập tức “bật dậy”, nhưng chắc chắn sẽ hồi phục dần cho đến khi đủ lực để phát triển trong chu kỳ mới. Các dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS được trình có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 sẽ là “chất xúc tác” thúc đẩy quá trình phản ứng của các nhóm vấn đề trên thị trường nhằm cho ra những kết quả phục hồi rõ nét hơn.
Tuy nhiên, cần lưu ý nguy cơ phát sinh “mâu thuẫn” nếu các quy định mới không đủ chặt chẽ và link được đầy đủ với các điều luật và/hoặc chưa đủ chi tiết, cụ thể. Khi vấn đề này xảy ra, chắc chắn sẽ trở thành rào cản, làm giảm tác động tích cực của các nghị định này tới tiến trình phục hồi của thị trường.
Nhịp sống thị trường