Bà lão 78 tuổi: Sau trải nghiệm nằm viện một mình ngày Tết, tôi nhận ra thứ này còn tốt hơn trăm lần việc trông cậy vào con cái
Trước đây tôi là chỗ dựa cho con cái, vậy mà giờ đây, chỗ dựa của tôi lại là người lạ. Cay đắng làm sao!
- 25-01-2024Bà lão nhặt được khúc gỗ sần sùi, mục nát: Chuyên gia vừa nhìn đã khẳng định báu vật xuất hiện
- 28-12-2023Bà lão 75 tuổi chạy vào ngân hàng viết 10 chữ cho nhân viên giao dịch, thoát khỏi vụ lừa đảo gần 2 tỷ đồng trong gang tấc
- 20-12-2023Thiên vị con gái, bỏ quên cảm xúc của con trai, bà lão U70 hối hận khi về già chẳng còn nơi để nương
Cách đây không lâu, tôi bị thương trong một vụ tai nạn và cần phải nhập viện. Ban đầu tôi nghĩ đây chỉ là một trải nghiệm hết sức bình thường, suy cho cùng, việc ốm đau, nhập viện là điều mà ai cũng có thể phải trải qua. Nhưng nằm viện đúng dịp Tết, tôi rất buồn.
Khi bác sĩ bảo tôi cần phải nhập viện để theo dõi, người đầu tiên tôi nghĩ đến là con trai mình. Tôi gọi ngay cho con trai và nói với con trai rằng tôi cần phải nhập viện, hi vọng con trai có thể vào chăm sóc tôi.
Qua điện thoại, tôi nghe thấy giọng nói thiếu kiên nhẫn của con trai.
Con trai tôi hiện đã có công việc ổn định, gia cảnh khá giả, nhưng thằng bé ít khi ở nhà và cũng hiếm khi quan tâm đến tôi. Mỗi khi tôi cần, thằng bé luôn tìm cớ trốn tránh.
Trong thời gian nằm viện, hầu như mọi việc tôi đều phải nhờ đến nhân viên y tế, tôi thấy họ chăm sóc tôi còn tận tình hơn chính con trai của mình rất nhiều.
Tôi bắt đầu cảm thán, trước đây tôi là chỗ dựa cho con cái, vậy mà giờ đây, chỗ dựa của tôi lại là người lạ.
Trong thời gian nhập viện, tôi quen người nhà của một bệnh nhân, mặc dù công việc cũng khá bận rộn, nhưng cô ấy vẫn luôn thường quan tâm đến những bệnh nhân xung quanh, cô ấy thậm chí còn mang trái cây, đồ ăn nhẹ cho tôi.
Cô gái ấy một mình chăm sóc những người thân ốm yếu trong gia đình, luôn kịp thời điều chỉnh tâm trạng và mạnh mẽ đối mặt với cuộc sống. Tôi bắt đầu ngưỡng mộ cô gái này và tất cả những người một mình vật lộn ở nơi đất khách quê người.
Trong thời gian này tôi cũng quen một bệnh nhân khác, ông ấy giống tôi, cũng một mình nằm viện, không có người nhà tới chăm sóc.
Trải qua quãng thời gian nằm viện một mình, ông ấy tự tìm được sức mạnh và niềm tin giúp mình vượt qua bệnh tật, ông ấy nói rằng những thứ này người nhà không cho được, phải tự mình mang lại cho mình. Nghe xong những lời đó của ông ấy, tôi bỗng thấy mình như được giác ngộ.
Nhìn lại những ngày dựa dẫm vào các con, nụ cười của chúng có thể chữa lành mọi bệnh tật của tôi, nhưng khi tôi cần chúng nhất, chúng lại chẳng thể cho tôi một chỗ dựa về tinh thần.
Nó cũng giúp tôi hiểu ra được một điều rằng, sức mạnh tự thân của một người có thể lớn mạnh ra sao.
Những ngày ở bệnh viện tuy cô đơn nhưng cũng rất mãn nguyện. Tôi thường trò chuyện với một người phụ nữ khác ở giường bên, bà ấy lớn tuổi hơn tôi nhưng luôn rất lạc quan và mạnh mẽ. Nghe bà ấy kể về sự thờ ơ của con cái, tôi cũng có phần đồng cảm.
Bà ấy nói rằng mình đã quen với việc ở một mình, nhưng nhìn vào mắt của bà ấy, tôi vẫn cảm nhận được sự cô đơn và bất lực vô tận.
Bệnh tình của tôi không nghiêm trọng, sau một thời gian ngắn, tôi được xuất viện và trở về nhà. Nhưng sự thất vọng với con cái chưa bao giờ nguôi ngoai.
Những ngày tiếp theo, con trai và con dâu cũng hiếm khi hỏi han tình hình sức khỏe của tôi, phần lớn thời gian đều bận rộn việc riêng của mình, lễ lạt ngày Tết. Đôi khi, chính thái độ của chúng là điều khiến tôi cảm thấy đau lòng.
Một ngày nọ, vì một câu phàn nàn vô thưởng vô phạt, tôi và con trai đã lớn tiếng với nhau. Tôi phàn nàn về kì vọng của mình với con trai, và cả sự thất vọng của bản thân trong khoảng thời gian tôi nằm viện.
Tôi nhớ tới cô gái mà mình gặp ở viện, một người gánh lấy trách nhiệm của cả gia đình nhưng vẫn luôn mạnh mẽ và lạc quan, không hề than phiền.
Tôi tự hỏi bản thân, đối mặt với một gia đình không được như ý, tôi liệu có thể kiên cường giống như họ được hay không?
Trong khoảng thời gian nằm viện, tôi trải qua nhiều cảm xúc thăng trầm, điều này giúp tôi có một nhận thức mới về sự phụ thuộc vào gia đình.
Một ngày trước khi xuất viện, con trai gọi điện nói sẽ tới. Lúc xuất hiện, thứ mà con trai cầm theo không phải là hoa quả hay đồ bổ dưỡng nào đó, mà chỉ là một tờ giấy làm thủ tục xuất viện.
Tôi vô cùng buồn bã, vốn nghĩ rằng sự xuất hiện của con trai sẽ mang lại cho tôi sự an ủi, nhưng không ngờ rằng mục đích con trai tới viện chỉ là để làm thủ tục xuất viện.
Hành vi của con trai phá vỡ sự mong đợi của tôi và khiến tôi đặt câu hỏi về sự không đáng tin cậy khi cứ luôn mong mỏi dựa dẫm vào con cái của mình.
Đêm cuối cùng trước khi xuất viện, tôi trằn trọc suốt đêm trong phòng bệnh. Tôi bắt đầu suy nghĩ xem liệu cách tôi đối xử với con mình có gì sai không. Sự dựa dẫm đã khiến tôi quên mất một sự thật rằng chúng đã trưởng thành, có cuộc sống và trách nhiệm của riêng mình. Tôi bắt đầu hiểu rằng tôi phải phá bỏ sự phụ thuộc vào các con, trở nên mạnh mẽ và độc lập hơn.
Khi xuất viện vào ngày hôm sau, tôi quyết định không gọi cho con trai. Tôi cố gắng thích nghi với cuộc sống không dựa dẫm vào các con của mình.
Trải qua trải nghiệm nằm việc không mong muốn này, tôi sẽ tự lập và mạnh mẽ hơn trong cuộc sống sau này, đồng thời giảm bớt kì vọng và sự phụ thuộc vào con cái. Và dù đau lòng, cũng phải thừa nhận con tôi đầy 'bất ổn' khi mẹ nó phải nằm viện đúng dịp Tết.
Đời sống & pháp luật