Bà lão đến ngân hàng rút sổ tiết kiệm 4 tỷ đồng cho con trai, nhân viên thông báo: Tài khoản không có tiền, bà còn nợ 460 triệu đồng!
Khi được nhân viên thông báo, bà lão người Trung Quốc mới biết đang nợ 460 triệu đồng. Số tiền tiết kiệm cả đời cũng không còn.
- 21-10-2024Một số đứa trẻ nhìn có vẻ thông minh nhưng thực chất lại 'lệch lạc", đặc biệt là 3 kiểu này
- 20-10-2024Người phụ nữ bỏ 700 triệu đồng mua bảo hiểm cho con trai, nhưng phải chờ năm 99 tuổi mới được rút tiền, cảnh sát khẳng định: Người sai là cô
- 19-10-2024Đi rút tiền tiết kiệm sau 4 năm, cô gái được thông báo “tài khoản không còn xu nào”: Lý do rất bất ngờ, ngân hàng không hề sai
- 18-10-2024Người phụ nữ chi hơn 351 triệu đồng mua bảo hiểm nhân thọ, 5 năm sau đi rút tiền thì được nhân viên thông báo: "Chị muốn nhận đủ tiền thì phải chờ năm 99 nữa"
Sự việc xảy ra vào tháng 10 năm 2019 tại Bình Đỉnh Sơn, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Bà Kỳ Hoa có một người con trai tên là Mỗ, năm đó 35 tuổi. Sau khi tổ chức hôn lễ cho con, bà Hoa đến ngân hàng với ý định rút số tiền tiết kiệm 1,2 triệu Nhân dân tệ (khoảng 4 tỷ đồng) để mua nhà cho Mỗ. Bà Hoa hy vọng khoản tiền này sẽ giúp vợ chồng con trai giảm bớt áp lực tài chính và sớm ổn định cuộc sống ở thành phố.
Khoảng 9h sáng ngày 2/10, bà Hoa có mặt ở ngân hàng để tiến hành tất toán tiền tiết kiệm. Ngồi chờ một lúc, bà được nhân viên mời đến quầy giao dịch để làm thủ tục rút tiền. Sau khi bà Hoa cung cấp CCCD, sổ tiết kiệm thì nhận được giao dịch viên thông báo một tin bất ngờ: ‘‘Dì ơi, tài khoản của dì không có tiền’’.
Nghe vậy, bà Hoa vô cùng sửng sốt vì chưa từng động đến khoản tiền này cũng như có ý định tiền từ ngân hàng. Bà nhờ nhân viên kiểm tra lại thông tin vì có thể xảy ra nhầm lẫn gì đó. Một lúc sau, nhân viên khẳng định sổ tài khoản của bà Hoa là 0 đồng. Ngoài ra, bà còn đang nợ ngân hàng số tiền 130.000 NDT (khoảng 460 triệu đồng). Để đảm bảo chính xác, họ cũng nhiều lần nhập lại thông tin cá nhân của bà Hoa lên hệ thống, thế nhưng không có sự nhầm lẫn nào ở đây. Việc Hoa không có tiền trong sổ tiết kiệm và nợ 130.000 NDT là đúng.
Nhận thấy mức độ nghiêm trọng của sự việc, giao dịch viên đã liên hệ với lãnh đạo ngân hàng để tìm hướng giải quyết. Bà Hoa cũng gọi điện cho cảnh sát để trình báo về sự việc. Bà hy vọng cảnh sát sẽ có thể giúp mình lấy lại số tiền tiết kiệm 1,2 triệu NDT và làm rõ khoản nợ 130.000 NDT.
Sau khi lấy lời khai và điều tra thông tin, toàn bộ sự thật dần sáng tỏ. Hóa ra, số tiền 1,2 triệu NDT của bà Hoa đã bị 2 cán bộ từng làm việc tại ngân hàng tác động. Họ là Hoằng (cựu nhân viên giao dịch) và Đông (Giám đốc ngân hàng năm đó).
Cụ thể, khi biết bà Hoa muốn gửi tiết kiệm, Hoằng đã gợi ý bà dùng 700.000 NDT để mua cổ phiếu, chỉ gửi 500.000 NDT vào ngân hàng. Hoằng còn hứa sẽ giúp bà Hoa đầu tư để sinh lời tối ưu nhất. Bà Hoa suy nghĩ một hồi rồi lắc đầu từ chối. Hoàn tất giao dịch, bà ra về với cuốn sổ tiết kiệm 1,2 triệu NDT trên tay.
Sau đó, Hoằng đã cấu kết với Đông để đánh cắp thông tin và chuyển 700.000 NDT của bà Hoa sang 1 tài khoản khác nhằm phục vụ mục đích đầu tư cá nhân. Vì đầu tư thua lỗ nên cả hai tiếp tục sử dụng 500.000 NDT còn lại của bà Hoa để mua cổ phiếu và trả nợ. Không những vậy, Đông còn làm giả giấy tờ để vay ngân hàng 130.000 NDT dưới tên của bà Hoa.
Sau khi nghỉ việc tại ngân hàng, cả hai không có ý định hoàn trả số tiền đã lấy cắp của bà Hoa mà sống rất vui vẻ và sung túc.
Tại cơ quan chức năng, Hoằng và Đông đã thừa nhận toàn bộ hành vi sai trái của bản thân. Sự việc này đã tạo lên một cơn sóng trong dư luận. Hành vi của Hoằng và Đông không chỉ gây thiệt hại lớn về kinh tế mà còn làm ảnh hưởng đến hệ thống quản lý tài chính của phía ngân hàng. Sau đó, cả hai đối tượng đã bị cảnh sát bắt giữ và trừng trị theo quy định của pháp luật.
Theo Toutiao
Đời Sống Pháp Luật