Bà nội trợ Hà Nội mách nhau 4 cách không cần ra chợ vẫn luôn có thực phẩm tươi mỗi ngày
Với 4 cách đi chợ thông thái này đảm bảo gia đình luôn đầy đủ thực phẩm tươi sống dù cách 3 ngày mới được đi chợ 1 lần.
- 04-06-2021“Rừng bách thảo mát mắt” ngay trong nhà của bà nội trợ Nhật Bản khiến ai cũng ghen tị: Bạn cũng có thể làm được nếu nắm chắc bí kíp đơn giản này
- 03-06-2021Bà nội trợ Nhật vừa trả nợ vừa tiết kiệm được 1 tỷ trong 3 năm, với những bí quyết chi tiêu cực đơn giản lại thông minh
- 17-05-2021Bà nội trợ Nhật Bản 36 tuổi ly hôn, khởi nghiệp với vỏn vẹn 17 triệu đồng gây dựng nên công ty trăm tỷ: Hạnh phúc là khi được sống cuộc đời bản thân mong muốn
Kể từ khi Hà Nội giãn cách, nhiều gia đình chỉ đi chợ theo đúng ngày được phân trong phiếu. Tuy nhiên, có những gia đình đông thành viên hay có nhu cầu mua sắm cao sẽ gặp phải khó khăn hơn. Chính vì thế, nhiều bà nội trợ cũng đã nghĩ ra cách hay ho để vẫn đáp ứng được nhu cầu mua được thực phẩm tươi sống mỗi ngày mà đảm bảo an toàn, tuân thủ quy định giãn cách.
1. “Dắt túi” số điện thoại của các tiểu thương ở chợ gần nhà, nhắn tin đặt hàng rồi chuyển khoản
Chị Hương (hiện đang sống tại Định Công, Hà Nội) cho biết, khác với nhiều bà nội trợ than vãn trên mạng là không có đồ ăn, mua thiếu thứ này thứ kia thì từ ngày giãn cách gia đình chị không gặp bất cứ khó khăn nào khi mua thực phẩm tươi sống hoặc bị hạn chế bởi số ngày đi chợ trên phiếu.
Đơn giản vì trước ngày giãn cách, khu chợ của địa phương chị đang sống vẫn có nhóm bán hàng của các tiểu thương. Chị tham tham gia hội nhóm này sẽ có bài đăng bán hàng của các tiểu thương, trong đó có đầy đủ số điện thoại, các sản phẩm đang bán và giá thành.
"Những người này đều là tiểu thương bán hàng ở chợ gần nhà nên chị em quen biết nhau cả. Ngay khi Hà Nội thực hiện giãn cách rồi phát phiếu đi chợ theo theo ngày thì mình chỉ đi duy nhất một lần để dặn những người bán hàng mà mình quen về việc tin nhắn hoặc gọi điện để đặt hàng và thanh toán bằng cách chuyển khoản với nhau.
Kể từ sau đó, mình sẽ gọi điện đặt hàng, sau khi tan chợ thì họ sẽ mang hàng đặt đến tận nhà. Giá chuyển khoản mình sẽ cộng thêm phí giao hàng", chị Hương chia sẻ.
Ảnh chụp màn hình.
2. Cắt cử nhau đi chợ
Một cách đi chợ khác cũng đang được một số chị em ở chung cư áp dụng và thấy rất hữu ích, đó là cắt cử nhau đi chợ và mua hộ để giảm số lần đi chợ trong tuần mà vẫn có đồ tươi.
Chị Mai là dân cư trong chung cư ở Hoàng Mai (Hà Nội) cho hay tầng nhà chị có 3 nhà chơi thân với nhau nên trong đợt giãn cách này các chị em rủ cắt cử nhau đi chợ. Theo đó, mỗi người sẽ chỉ phải đi chợ 1 lần trong tuần, 4 chị em thay phiên nhau đi và sẽ mua đồ cho tất cả bốn gia đình.
"Mỗi nhà sẽ lên danh sách số lượng thực phẩm cần mua từ tối hôm trước, đến phiên ai người đó sẽ đi chợ theo khung giờ quy định. Và cứ phiên ai người đó tự ứng tiền đi chợ, hết bao nhiêu sẽ nhắn tin cho nhau và chuyển khoản trả. Nhờ cách này, chúng tôi vừa hạn chế số lần đi chợ mà vẫn luôn có thực phẩm cho cả tuần", chị Mai nói.
3. Lên thực đơn món tươi cho ngày đi chợ và món tích trữ cho những ngày ở nhà
Ngoài ra, nhiều chị em nội trợ còn chia sẻ nhau cách lên thực đơn để những ngày đi chợ sẽ được ăn những món tươi, còn lại 3 ngày không cần đi chợ thì sẽ chuẩn bị từ những thực phẩm đã mua từ trước.
Những ngày đi chợ có thể mua các món ăn ngay để đổi bữa như lòng xào dưa, ếch nấu măng,... rồi mua thêm đồ ăn cho những ngày ở nhà sau là các món quen thuộc như thịt lợn, thịt gà, thịt bò. Hoặc có thể là xương hoặc sườn ninh sẵn cất vào tủ lạnh nấu canh dần, hoặc thịt băm sẽ tẩm ướp gia vị, làm thành mọc rồi cấp đông để dùng chế biến nấu đồ ăn sáng hoặc đổi bữa nấu bún mọc, chế biến kho cùng đậu phụ... Những món này sau khi mua về sẽ cấp đông ngay đến những ngày sau nấu chỉ việc bỏ ra chế biến mà thôi.
4. Bà nội trợ ở chung cư thì lên nhóm bán hàng chung để mua vừa nhanh vừa tiện
Trong những ngày giãn cách, các chợ online là group bán hàng ở các khu chung cư cũng hoạt động rất tấp nập giúp nhiều bà nội trợ bớt lo lắng về vấn đề thực phẩm. Chỉ cần ngồi nhà, vào chợ của chung cư xem đang bán món gì, liên hệ đặt hàng, nhắn tin số phòng thì sẽ có người giao tới tận cửa.
Cách thức giao hàng cũng rất đơn giản. Người bán sẽ đặt túi hàng trước cửa rồi nhấn chuông, người mua nhận hàng xong sẽ chuyển khoản. Hình thức này vẫn đang được áp dụng tại rất nhiều khu chung cư vừa tiện lợi, nhanh chóng lại giảm thiểu việc tiếp xúc cộng đồng.
Với 4 bí quyết này của các bà nội chợ, chị em có thể học hỏi để vừa có thể ở nhà thực hiện quy định phòng chống dịch, vừa hạn chế tiếp xúc bên ngoài mà gia đình vẫn có thực phẩm đủ đầy cho các bữa ăn.
Ảnh: Internet
Nhịp sống Việt