Bắc Kinh lần đầu tiên bị soán ngôi thủ phủ tỷ phú của châu Á
Trung Quốc vẫn dẫn đầu số lượng tỷ phú trên toàn cầu nhưng lượng người siêu giàu của nước này lại giảm đáng kể.
- 26-03-2024Khởi động tuần mới: Bitcoin tăng dựng đứng 7%, trở lại mốc 70.000 USD, nguyên nhân có thể từ FED?
- 25-03-2024Có 1 nguồn thu nhập cũng coi như ‘không có gì’, cựu nhân viên ngân hàng tiết lộ 3 trụ cột làm giàu, có cách ‘tiền đẻ ra tiền’ theo thời gian
- 25-03-2024Cùng chịu cảnh dư thừa nhưng khủng hoảng nhà ở tại Nhật Bản khác xa so với Trung Quốc: Nguyên nhân là gì?
Trung tâm tài chính Mumbai của Ấn Độ lần đầu tiên đã vượt qua Bắc Kinh, Trung Quốc để trở thành thủ phủ của nhiều tỷ phú USD nhất châu Á, theo danh sách về tỷ phú toàn cầu do Viện nghiên cứu Hurun có trụ sở tại Thượng Hải công bố hôm thứ Hai.
Danh sách người giàu của Hurun được tổng hợp dựa trên cổ phần của các cá nhân trong các công ty niêm yết của họ tính đến ngày 15/1. Đối với các công ty chưa niêm yết, giá trị tài sản của họ được tính toán dựa trên so sánh với các tài sản tương đương đã niêm yết. Danh sách xếp hạng 3.279 cá nhân đến từ 73 quốc gia.
Theo báo cáo, Mumbai xếp sau New York với 119 tỷ phú và London với 97 tỷ phú.
Tính chung, Ấn Độ đã bổ sung 94 người vào danh sách 271 tỷ phú của nước này vào năm 2023, con số cao nhất kể từ năm 2013. Sự vươn lên của Ấn Độ trong được thúc đẩy bởi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, tiêu biểu là Mukesh Ambani của Reliance Industries và Gautam Adani của Adani Group, cùng với tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Tỷ phú Ambani là người giàu nhất Ấn Độ với khối tài sản trị giá 115 tỷ USD. Theo sau là tỷ phú Adani với 86 tỷ USD.
Xét theo quốc gia, Trung Quốc vẫn đứng đầu danh sách với 814 tỷ phú. Tuy vậy, số người siêu giàu của nước này đã giảm 155 người kể từ năm 2022 do lĩnh vực bất động sản, năng lượng tái tạo và chứng khoán của nước này vẫn gặp khó. Mỹ đứng sau với tổng số 800 tỷ phú, tăng thêm 109 người so với năm 2022.
Tại Trung Quốc, Zhong Shanshan của , nhà sản xuất nước đóng chai Nongfu Spring năm thứ 4 liên tiếp đứng đầu danh sách với tài sản trị giá 63 tỷ USD. Colin Huang, nhà sáng lập công ty thương mại điện tử Pinduoduo, vượt qua Pony Ma của Tencent Holdings để đứng vị trí thứ hai khi chứng kiến khối tài sản tăng 71% lên 53 tỷ USD.
Nhìn chung, tài sản của các tỷ phú Trung Quốc đã giảm 15%. Có tới 40% người trong danh sách Hurun hai năm trước đã lọt khỏi bảng xếp hạng.
Còn tại Mỹ, trí tuệ nhân tạo là động lực chính cho tăng trưởng tài sản, báo cáo cho biết. Nhà sáng lập Nvidia là Jensen Huang lọt vào top 30 người giàu nhất thế giới với khối tài sản trị giá 48 tỷ USD. Tài sản của các tỷ phú đứng đằng sau Google, Meta và Microsoft cũng gia tăng đáng kể sau khi cổ phiếu tăng vọt.
Các tỷ phú Mỹ chiếm 37% trong danh sách người giàu toàn cầu. Năm 2023, số lượng tỷ phú tăng 5% và tổng tài sản của họ tăng 9%, báo cáo cho biết.
Theo Nikkei Asia
Nhịp Sống Thị Trường