Bắc Kinh vẫn cứng rắn nhưng nhiều công ty Trung Quốc thừa nhận họ lo lắng về cuộc chiến thương mại
Ngân hàng công thương Trung Quốc (ICBC), cho biết vào cuối tháng trước rằng thách thức lớn nhất mà ngân hàng phải đối mặt là sự bất ổn và không chắc chắn gia tăng trong môi trường quốc tế.
- 10-09-2018Lầm tưởng của ông Trump và lý do giải thích tại sao Trung Quốc sẽ không sớm đầu hàng Mỹ trong chiến tranh thương mại
- 06-09-2018Những công ty Mỹ nháo nhào lo tìm đường thoát thân trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung
- 04-09-2018Nhiều nhà máy Trung Quốc bắt đầu “nếm mùi” chiến tranh thương mại
Đối mặt với hàng rào thuế quan nhằm vào một lượng lớn hàng xuất khẩu sang đối tác thương mại lớn nhất của mình, Bắc Kinh đã duy trì thái độ kiên quyết đáp trả. Nhưng một số công ty Trung Quốc, trong đó có nhiều công ty thuộc chủ sở hữu hoặc chịu ảnh hưởng của nhà nước, đã lên tiếng lo ngại về tình trạng căng thẳng thương mại gia tăng trong báo cáo thu nhập mới nhất của họ và các tài liệu tài chính khác.
Ví dụ, Ngân hàng công thương Trung Quốc (ICBC), cho biết vào cuối tháng trước rằng thách thức lớn nhất mà ngân hàng phải đối mặt là sự bất ổn và không chắc chắn gia tăng trong môi trường quốc tế và thị trường tài chính toàn cầu thì biến động ngày càng mạnh, đặc biệt là khi tăng căng thẳng kinh tế Mỹ-Trung ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực.
Đó là theo bản dịch báo cáo bán niên bằng tiếng Trung Quốc của ICBC, ngân hàng có trụ sở tại Bắc Kinh, lớn nhất thế giới về tài sản. CNBC đã truy cập hồ sơ thông qua Wind, một nguồn cung cấp dữ liệu tài chính được điều hành bởi một công ty có trụ sở tại Thượng Hải. Sử dụng cơ sở dữ liệu này, CNBC nhận thấy rất nhiều báo cáo bán niên của các công ty Trung Quốc đề cập đến rủi ro thương mại.
Đáng chú ý, Petantai China Pet Foods đã đưa ra một phân tích chi tiết về tác động tiềm tàng từ mức thuế 25% mà ông Trump dự kiến sẽ áp dụng với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc từ năm 2019 (ngày 24/9 mức thuế 10% sẽ chính thức được áp dụng) - bao gồm thức ăn cho chó và mèo.
Khoảng 30% doanh thu hoạt động của công ty cỡ trung bình này đến từ xuất khẩu sang Mỹ. Yantai cho biết tỷ lệ ROA (lợi nhuận trên tổng tài sản) năm 2017 là 16,49%. Với thuế suất 10% hoặc 25%, tỷ lệ ROA sẽ giảm xuống còn 13,16% hoặc 8,31%, công ty cho biết.
Nhìn về tương lai, công ty cho biết, nếu nó phải gánh chịu toàn bộ gánh nặng thuế quan 25%, thì tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản năm 2018 sẽ vào khoảng 4,6%. Nếu người tiêu dùng Mỹ chịu một nửa chi phí thuế, con số cũng thấp hơn 6%. Việc ngừng xuất khẩu sang Mỹ sẽ khiến ROA giảm xuống còn 5%, Yantai China Pet Foods cho biết.
Công ty cũng lưu ý rằng họ hy vọng nhu cầu tăng ở Trung Quốc và châu Âu sẽ bù đắp bất kỳ sự sụt giảm xuất khẩu nào sang Mỹ. Hãng cũng cho biết họ có một nhà máy ở Mỹ chiếm khoảng 15% tổng doanh thu.
Các công ty khác đề cập đến các căng thẳng thương mại bao gồm:
China Southern Airlines: Trong nửa cuối năm 2018, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung có thể làm tăng áp lực suy giảm đối với nền kinh tế Trung Quốc. Đồng thời, ngành công nghiệp hàng không của Trung Quốc cũng phải đối mặt với giá dầu cao và tỷ giá biến động, gây ra những thách thức ngắn hạn cho lợi nhuận hoạt động.
Jiangsu Sunshine: Hàng dệt may của Trung Quốc xuất khẩu vào Liên minh châu Âu, Mỹ và Nhật Bản đã bị giảm thị phần trong năm nay, công ty cho biết. Sự suy giảm của đồng nhân dân tệ, căng thẳng thương mại Mỹ Trung gia tăng và sự nổi lên của ngành công nghiệp dệt ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác đã làm tăng sự bất ổn xung quanh sự phát triển của ngành dệt may Trung Quốc.
Ngân hàng Phát triển Phố Đông Thượng Hải: Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung làm tăng sự bất ổn xoay quanh tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.
China Merchants Bank: Trong nửa cuối năm nay, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung có thể làm tăng sự bất ổn của kinh tế Trung Quốc, ngân hàng có trụ sở tại Thâm Quyến cho biết. Kết quả là, tốc độ tăng trưởng có thể sẽ chậm so với nửa đầu năm nay, gây áp lực lên sự tăng trưởng ổn định của tài sản tín dụng và giá của tài sản rủi ro.
Guangdong Haid - Trong nửa đầu năm nay, ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi bị ảnh hưởng tiêu cực bởi xu hướng tiêu dùng, mức giá thấp trên thị trường chăn nuôi, nỗ lực thúc đẩy chính sách bảo vệ môi trường và căng thẳng thương mại Mỹ-Trung khiến giá bột đậu nành nguyên liệu biến động. Không chỉ các doanh nghiệp nhỏ và vừa bị ảnh hưởng và bị đẩy khỏi thị trường, mà còn có một số công ty lớn cũng khó có thể tăng trưởng và thậm chí bị giảm doanh số và lợi nhuận.
Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những công ty đã không đề cập đến những rủi ro từ căng thẳng thương mại gia tăng, hoặc lưu ý rằng những tác động đến kinh doanh của họ sẽ là tối thiểu.
Ví dụ, nhà sản xuất hàng cao su và nhựa Anhui Zhongding Sealing cho biết trong một báo cáo rằng tất cả các sản phẩm của mình đều có tên trong danh sách đề xuất mức thuế quan trị giá 200 tỷ USD mới nhất. Tuy nhiên, công ty lưu ý rằng không có tác động từ các mức thuế hiện tại của Mỹ và nền kinh tế lớn nhất thế giới chiếm một tỷ lệ tương đối nhỏ trong thị trường toàn cầu của công ty.