"Bác sĩ chẩn đoán tiểu đường type 1, bố tôi vẫn ham vui nhậu nhẹt đến nỗi phải đi chạy thận, cắt cụt chân trái, di chuyển bằng xe lăn..."
Biến chứng tiểu đường thật không thể ngờ được!
- 07-11-20213 loại hoa quả ăn "bon mồm" nhưng chứa rất nhiều đường, người bị tiểu đường hoặc muốn cai đồ ngọt phải né xa
- 07-11-2021Người đàn ông 30 tuổi, sự nghiệp đang lên ‘như diều gặp khó’ bất ngờ nhận ‘án’ tiểu đường: Nghe chuyên gia mách nhỏ 6 phương pháp phòng ngừa sớm và tốt nhất!
- 03-11-2021Bạn tôi, 33 tuổi mắc bệnh tiểu đường, nguy cơ tàn phế, mù loà nếu vẫn duy trì 3 thói quen cực độc hại
Tôi sinh ra trong một gia đình khá giả. Bố tôi không phải là người "quyền cao chức trọng" ở cơ quan nhưng lại là một người giao tiếp rất tốt, có nhiều mối quan hệ xã hội. Vì vậy, tuy không làm chức to nhưng bố tôi luôn được lãnh đạo ưu ái, thu nhập cũng khấm khá hơn những người khác ở cùng vị trí công việc.
Tuy nhiên, cũng bởi tính chất công việc mà chẳng mấy khi anh em chúng tôi được ăn tối cùng với bố. Bữa trưa chúng tôi đã ăn bán trú tại trường còn bữa tối thường chỉ có ba mẹ con. Thậm chí, ngay cả vào sinh nhật tôi hoặc anh tôi, buổi sáng bố nói sẽ về ăn cơm cùng mà tới gần bữa ăn, bố lại gọi điện không về được và nói xin lỗi, sinh nhật năm sau bố sẽ bù cho chúng tôi.
Gần như ngày nào cũng vậy, ông đi làm miệt mài trên cơ quan và buổi tối, ông lại có hẹn ăn uống với các mối quan hệ làm ăn hay anh em bạn bè. Chúng tôi dần lớn lên với sự thiếu vắng của người bố trong gia đình. Ăn uống không có khoa học, bố tôi lại có tính nể bạn bè nên không ít lần, tôi chứng kiến thấy người ta gắp gì bố tôi cũng ăn, người ta ép uống bố tôi cũng uống cạn chén.
Bỗng một ngày bố tôi nhận ra những dấu hiệu khác thường của cơ thể, những vết thương trên tay, trên chân mãi không lành lại. Mẹ tôi giục bố đi khám ở bệnh viện và bác sĩ chẩn đoán ông bị tiểu đường type 1. Biết bệnh, nhưng dù đã được mọi người trong gia đình khuyên bảo, ông vẫn cứ sắp xếp lịch để đi ăn uống với đối tác. Thuốc bác sĩ kê, hôm ông uống, hôm ông quên.
Vì thế, sau 5 năm cầm cự với bệnh, bố tôi bị biến chứng của bệnh tiểu đường. Ông bị suy thận và thường xuyên phải đi lọc máu. Tới lúc này, ông mới nhận ra chế độ ăn của mình hoàn toàn phản khoa học và thúc đẩy căn bệnh ngày một tồi tệ hơn. Thật tiếc khi phải nói rằng vì biến chứng nặng của bệnh nên bố tôi đành phải cắt cụt chân trái và di chuyển bằng nạng thời gian cuối đời.
Tôi biết câu chuyện của bố tôi chắc hẳn không ít người đã gặp phải hoặc mắc phải. Chúng tôi không trách bố mà chỉ biết ở bên cạnh bố để khuyên nhủ, động viên ông cố gắng duy trì những thói quen tốt. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết căn bệnh này:
- Liên tục khát nước bởi khi lượng đường trong máu tăng cao, các phần nước trong cơ thể tự động tách ra rồi bơm trực tiếp vào máu để pha loãng lượng đường bị dư. Các tế bào lúc này thiếu nước sẽ kích thích não gây nên cảm giác khát nước không ngừng nghỉ.
- Đi tiểu nhiều lần trong ngày do cơ thể muốn loại bỏ lượng đường dư thừa, thận buộc phải hoạt động mạnh hơn.
- Sụt cân bất thường do thiếu insulin, vì vậy dẫn tới việc giảm tổng hợp protein và mỡ, tăng quá trình tiêu protein, tiêu mỡ.
- Thị lực yếu đi do lượng đường trong máu cao phá hủy mao mạch ở đáy mắt dẫn tới xuất huyết, phù nề.
Các đối tượng dễ mắc phải căn bệnh này:
- Tiền sử gia đình có người mắc tiểu đường
- Tiền sử đái tháo đường thai kỳ
- Tuổi cao
- Chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh
- Chế độ dinh dưỡng kém trong thời kỳ mang thai
- Ít hoạt động thể chất
- Thừa cân, béo phì
- Tăng huyết áp
- Rối loạn lipid máu
- Rối loạn dung nạp glucose
Doanh Nghiệp & Tiếp Thị