Bác sĩ điều trị ung thư đường tiêu hóa Mỹ: Tôi thường làm 2 việc này để “né” ung thư đại tràng
Bác sĩ Michael Shusterman làm việc tại Mỹ cho biết ông thường làm 2 điều này để phòng ngừa ung thư đại trực tràng.
- 08-03-2024Tiến sĩ Mỹ: Muốn tránh xa ung thư đại tràng, đừng bao giờ mắc phải 4 sai lầm này
- 12-01-2024Ung thư đại tràng giai đoạn sớm rất ít triệu chứng, nhưng sau đó có thể xuất hiện 4 dấu hiệu
- 27-09-2023Loại quả thân quen, ăn lúc còn xanh sẽ là “thuốc” ngừa ung thư đại tràng, hạ men gan tự nhiên
Ung thư đại trực tràng là một trong những bệnh ung thư phổ biến trên thế giới. Tại Mỹ, ung thư đại trực tràng là nguyên nhân gây tử vong do ung thư hàng đầu ở nam giới dưới 50 tuổi và là loại ung thư phổ biến thứ hai ở nữ giới dưới 50 tuổi tại Mỹ. Còn tại Việt Nam, ung thư đại trực tràng nằm trong số 6 bệnh ung thư thường gặp.
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng đang có xu hướng gia tăng ở những người trẻ tuổi ở Mỹ và gây ra gánh nặng về chi phí điều trị bệnh.
Các chuyên gia cho biết, ngoài yếu tố di truyền, một số yếu tố về lối sống lười vận động và chế độ ăn uống nhiều thịt đỏ, thịt siêu chế biến, ít chất xơ, lạm dụng rượu bia có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.
Ngoài ra, tình trạng thừa cân, béo phì, mắc tiểu đường loại 2, thường xuyên hút thuốc lá cũng có liên quan tới nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng cao hơn.
Bác sĩ Michael Shusterman, bác sĩ điều trị ung thư đường tiêu hóa tại Trung tâm điều trị ung thư Perlmutter thuộc bệnh viện NYU Langone ở Long Island, Mỹ cho biết mọi người hoàn toàn có thể phòng ngừa ung thư đại trực tràng bằng cách thay đổi lối sống.
Vị chuyên gia cho biết: “Nhiều người sẽ cảm thấy khó khăn khi buộc phải thay đổi lối sống vốn dĩ đã quen thuộc. Tôi cũng không ngoại lệ, do đó, tôi thường bắt đầu bằng cách thay đổi những điều nhỏ, dễ thực hiện trong cuộc sống hàng ngày chẳng hạn như thay đổi chế độ ăn uống”.
Bác sĩ Shusterman cho biết, hàng ngày ông thường làm 2 điều tương đối đơn giản để “né” ung thư đại trực tràng.
Thực hiện 2 điều đơn giản giúp “né” ung thư đại trực tràng
Ăn ít thịt đỏ
Bác sĩ Shusterman cho biết có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa chế độ ăn nhiều thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn và các loại thịt siêu chế biến với nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.
Một nghiên cứu mới do Viện Y tế Quốc gia, Mỹ kết hợp với Trung tâm Ung thư Toàn diện USC Norris thuộc Trường Y Keck của Đại học Nam California (USC), Mỹ đã phân tích dữ liệu về lượng tiêu thụ thịt đỏ và thịt chế biến của 29.842 người mắc bệnh ung thư đại trực tràng và 39.635 người không bị ung thư. Kết quả nghiên cứu cho thấy những người tiêu thụ nhiều thịt đỏ hoặc thịt chế biến sẵn có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng cao hơn 30 - 40%.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã xếp các loại thịt đỏ và thịt chế biến sẵn vào nhóm chất gây ung thư kể từ năm 2015.
Bên cạnh đó, việc nướng các loại thịt trên lửa hoặc than ở nhiệt độ cao hay hun khói có thể tạo ra hydrocarbon thơm đa vòng (PAHs).
Các nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ thực phẩm dính PAHs và hít phải khói từ PAHs có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư bao gồm ung thư phổi, ung thư vú, ung thư bàng quang và ung thư đại trực tràng.
Bác sĩ Shusterman chia sẻ mặc dù trước đây ông từng rất mùi vị của các món thịt nhưng khoảng 4 năm trước, ông đã quyết định cắt giảm tiêu thụ các loại thịt đỏ để bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Vị chuyên gia cho biết: “Giờ đây tôi hiếm khi mua hoặc tiêu thụ thịt đỏ cho bữa ăn hàng ngày. Tôi chỉ ăn thịt đỏ vào những dịp đặc biệt và ăn với lượng rất ít. Tôi cố gắng giảm lượng thịt đỏ tiêu thụ theo nhiều cách khác nhau chẳng hạn như thay thịt đỏ thành thịt gà, cá hoặc các loại rau, củ, quả khác“.
Tăng cường ăn các loại hạt
Các loại hạt chẳng hạn như hạt óc chó, hạt điều, hạt hạnh nhân,... thường rất giàu chất béo, protein và chất xơ lành mạnh.
Theo Tổ chức Ung thư đại trực tràng Anh, chất xơ là một phần quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh, giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả và phòng ngừa ung thư đại trực tràng.
Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người thường xuyên ăn hạt có nguy cơ mắc ung thư, đặc biệt là ung thư đường tiêu hóa.
Bác sĩ Shusterman cho biết ông thường bổ sung thêm nhiều loại hạt vào chế độ ăn uống của mình. Chuyên gia giải thích: “Về cơ bản, các loại hạt đều rất tốt cho sức khỏe trừ khi bạn bị dị ứng với 1 loại hạt cụ thể nào đó”.
Phụ nữ số
Sự kiện: Ung thư không phải là hết
Xem tất cả >>- Người đàn ông hối hận vô cùng khi biết mắc ung thư gan giai đoạn cuối chỉ vì 1 sai lầm cực quen khi dùng nồi cơm điện
- Ngày càng nhiều người trẻ mắc ung thư: 3 thay đổi trong lối sống giúp giảm nguy cơ mắc bệnh
- Sáng dậy thấy 7 dấu hiệu này chứng tỏ cơ thể đang âm thầm “nuôi” tế bào ung thư mà không biết
- Cô gái 19 tuổi đã mắc ung thư tuyến giáp vì thói quen nhiều người trẻ biết hại nhưng khó bỏ
- Người phụ nữ 59 tuổi bất ngờ mắc ung thư tuyến tụy: Bác sĩ nói có 3 thứ "quá nhiều" có thể gây hại còn hơn hút thuốc, uống rượu