Bác sĩ tai - mũi - họng: 'ChatGPT không thể thay thế bác sĩ khi chẩn đoán bệnh'
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Hùng, cách chẩn đoán bệnh của ChatGPT rất chung chung, không cụ thể. Nhiều trường hợp dùng ChatGPT còn khiến các mẹ thêm hoang mang.
- 02-02-2023Không chỉ nhà báo hay giáo viên, công việc được mệnh danh là 'vua của mọi nghề' cũng đang bị ChatGPT đe dọa, 4 nghề khác trong 'tầm ngắm' của chatbot
- 02-02-2023ChatGPT là mối đe dọa nhiều ngành nghề, nhưng sử dụng thông minh, nó giúp bạn kiếm tiền hiệu quả như thế nào?
- 01-02-2023Góc khuất của nhân viên kiểm duyệt nội dung cho ChatGPT: Bị trả mức lương bèo bọt, chấn thương tinh thần vì phải tiếp xúc nội dung độc hại nhất trên Internet hằng ngày
Thời gian gần đây, hội bỉm sữa xôn xao về một sản phẩm của AI (trí thông minh nhân tạo) với kho kiến thức rộng lớn. Nó có tên là ChatGPT (Chat Generative Pre-training Transformer), được phát triển bởi công ty khởi nghiệp OpenAI. Các chị em tin rằng, chatbot này có thể trả lời được tất cả những thắc mắc của mình về vấn đề nuôi dạy con. Thậm chí là chẩn đoán bệnh.
Để trải nghiệm xem ChatGPT có thể giải đáp các vấn đề liên quan đến sức khỏe của trẻ hoặc nuôi dạy con hay không, chúng tôi đã cùng với bác sĩ Nguyễn Văn Hùng (chuyên về Tai Mũi Họng và Nhi Khoa, hiện khám và chữa bệnh tại phòng khám 42 Trang Trai, Yên Mỹ, Hưng Yên) đưa ra một vài câu hỏi liên quan đến vấn đề trẻ chậm nói. Dưới đây là trải nghiệm khi sử dụng ChatGPT.
Bác sĩ Nguyễn Văn Hùng
- ChatGPT trả lời khá nhanh, đúng trọng tâm
Khi nhận câu hỏi: "Dấu hiệu của trẻ chậm nói", ChatGPT trả lời: "Số lượng từ vựng ít hơn so với trẻ cùng độ tuổi/Khó khăn trong việc giao tiếp với người khác/Không biết sử dụng câu hỏi và trả lời/Không biết sử dụng đầy đủ các âm và giọng nói/Khó khăn trong việc truyền tải ý nghĩ của mình".
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Hùng, câu trả lời này của ChatGPT khá đầy đủ, mạch lạc, nhanh chóng.
- ChatGPT không thể thay thế được chuyên gia, đặc biệt là các bác sĩ khi chẩn đoán bệnh
Sang đến câu hỏi thứ 2: "Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói", ChatGPT trả lời:
+ Yếu tố tự nhiên: Một số trẻ có thể bị chậm nói do yếu tố tự nhiên, như khả năng ngôn ngữ hoặc tầm quan trọng của não bộ.
+ Yếu tố môi trường: Môi trường sống của trẻ bao gồm sự quan tâm và hỗ trợ từ người thân, cũng có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.
+ Sự cố tự kỷ: Trẻ có thể bị chậm nói vì sự cố tự kỷ như áp lực hoặc sự lo lắng.
+ Các vấn đề sức khoẻ: Một số trẻ bị chậm nói về vấn đề sức khoẻ, như autism hoặc sự cố tai mũi họng.
Lưu ý: Chỉ có chuyên gia y tế mới có thể xác định nguyên nhân của trẻ chậm nói. Hãy tìm kiếm sự hỗ trợ của chuyên gia nếu bạn nghi ngờ con mình bị chậm nói.
Bác sĩ Nguyễn Văn Hùng nhận xét: "Với câu hỏi này, ChatGPT chỉ trả lời được khoảng 50% và rất chung chung, không rõ ý. Cha mẹ không thể hiểu được yếu tố tự nhiên, hay yếu tố môi trường ảnh hưởng đến trẻ cụ thể thế nào. Hay vấn đề sức khỏe nào dẫn đến việc trẻ chậm nói? Từ đó không tìm ra được nguyên nhân cụ thể để giúp con".
Câu hỏi thứ 3: Cách dạy trẻ chậm nói tại nhà, ChatGPT trả lời:
+ Tạo môi trường giao tiếp: Hãy tạo môi trường giao tiếp tự nhiên cho trẻ bằng cách trò chuyện với trẻ và chú ý tới những gì trẻ muốn nói.
+ Sử dụng hình ảnh và trò chơi: Sử dụng hình ảnh và đồ chơi để giúp trẻ tư duy và giao tiếp với người khác.
+ Hỗ trợ trẻ tự mô tả: Hỗ trợ trẻ mô tả những gì họ muốn nói ằng cách hỏi những câu hỏi để trẻ cảm thấy an toàn và tự tin hơn.
+ Tập trung vào việc học tập: Sử dụng bài học hình ảnh, trò chơi, các hoạt động trực quan.
+ Hỗ trợ trẻ tập trung: Hỗ trẻ tập trung vào những gì họ đang làm bằng cách tạo ra môi trường yên tĩnh và tránh xung đột.
Lưu ý: Nếu trẻ của bạn chậm nói, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ của các chuyên gia trong việc điều trị và hỗ trợ phát triển nói.
Bác sĩ Nguyễn Văn Hùng: "Câu trả lời này không rõ ràng. Cha mẹ khó có thể áp dụng được. Mặt khác, nếu trẻ bị chậm nói do vấn đề bệnh lý như tự kỷ, thắng lưỡi, vấn đề nghe hiểu... thì phải có sự hỗ trợ của bác sĩ. Phụ huynh không thể tự ý chữa bệnh cho trẻ.
Nói tóm lại, ChatGPT chỉ là một ứng dụng chat mà mọi người có thể tham khảo thông tin như Google, không nên quá tin tưởng vào nó. Khi ứng dụng ChatGPT bùng nổ, nhiều người đã lựa chọn sử dụng nó như một kênh tham khảo. Để rồi sau đó đôi khi họ bị cuốn vào, làm đúng như những câu trả lời được tư vấn. Trong y học không phải 1+ mà bác sĩ phải dựa vào nhiều yếu tố khác và cả kinh nghiệm để chẩn đoán bệnh. Có nhiều loại bệnh có dấu hiệu giống nhau nhưng thực chất phương pháp chữa trị khác nhau, đặc biệt là vấn đề tai-mũi-họng ở trẻ. ChatGPT đưa ra thông tin chung chung, mẹ sẽ không thể nào biết con mắc bệnh gì để chữa trị có thể khiến phụ huynh hoang mang, hoặc mắc sai lầm khi chăm sóc nuôi dạy. Và ngay cả ChatGPT vẫn phải thừa nhận không thể thay thế bác sĩ, chuyên gia về những vấn đề cần chuyên môn cao.
Bởi vậy, với vấn đề này, ChatGPT chỉ như một kênh tham khảo, không nên dựa vào nó để đưa ra cách trị bệnh nói chung, và trị bênh cho trẻ nói riêng".
Phụ nữ Việt Nam