Bác sĩ Y học cổ truyền Trung Quốc 90 tuổi vẫn làm việc: Thường ăn 1 món, chăm làm 3 việc để trường thọ
Bác sĩ Y học cổ truyền Trung Quốc Cát Lâm Nghi đã chia sẻ 4 bí quyết giúp bà luôn khỏe mạnh, minh mẫn, trường thọ ở tuổi 90.
- 05-02-2024Phụ nữ đoản thọ có chung 4 điểm vào ban đêm: Muốn sống thọ cần bỏ ngay hôm nay
- 25-01-2024Nhà văn nổi tiếng đón sinh nhật lần thứ 110 tuổi: Từng 2 lần mắc ung thư, nhưng vẫn sống thọ nhờ 5 điều đơn giản chẳng ai nghĩ tới
- 25-01-2024Những người sở hữu cơ thể khỏe mạnh, sống thọ thường có 5 điểm chung mỗi sáng thức dậy
Bác sĩ Y học cổ truyền Trung Quốc Cát Lâm Nghi ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, 90 tuổi mặc dù tóc đã bạc trắng nhưng sắc mặt vẫn tươi tỉnh khỏe khoắn.
Vào sinh nhật thứ 85, bà thậm chí còn tuyên bố: “Tôi sẽ tiếp tục đến phòng khám làm việc và khám bệnh cho mọi người thêm 50 năm nữa”.
Thực tế ở tuổi 90, bác sĩ Cát Lâm Nghi vẫn rất minh mẫn và nhạy bén. Bà tiếp tục đến phòng khám ngoại trú hàng tuần tuần để điều trị cho các bệnh nhân và được họ vô cùng quý mến.
Với 60 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành y, bác sĩ Cát hiểu rõ tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe. Theo bác sĩ Cát, việc thay đổi chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt có thể giúp mọi người phòng ngừa bệnh tật và kéo dài tuổi thọ hiệu quả.
Trong một buổi trả lời phỏng vấn với giới truyền thông vào tháng 9 năm ngoái, bác sĩ Cát cũng đã tiết lộ một số lời khuyên về sức khỏe mà bà đã áp dụng trong nhiều năm qua để duy trì sự minh mẫn và khỏe mạnh.
4 bí quyết giữ cơ thể khỏe mạnh của bác sĩ Cát Lâm Nghi
1. Ăn sáng bằng món cháo bổ dưỡng
Bác sĩ Cát Lâm Nghi cho biết bữa sáng rất quan trọng với sức khỏe. Bác sĩ Cát thường nấu cháo trắng với nấm tuyết, hạt sen, hạt ý dĩ và táo tàu từ tối hôm trước để sáng ngày tiếp theo ăn.
Đây đều là các nguyên liệu tốt cho sức khỏe. Chẳng hạn như:
- Nấm tuyết có vị ngọt, tính bình, mát, trong Đông y có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và giúp bảo vệ tế bào gan khỏi các tác nhân gây bệnh, giúp cải thiện chức năng giải độc của gan. Nấm tuyết cũng rất giàu polysaccharides - chất giúp tăng cường khả năng miễn dịch, kích thích sản xuất thực bào để tiêu diệt mầm bệnh và có tác dụng ức chế khối u. Nấm tuyết cũng chứa sắt, vitamin C, canxi và phốt pho giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tiểu đường.
- Hạt ý dĩ là một vị thuốc Đông y có vị ngọt nhạt, tính hàn, lợi thủy, tiêu sưng, bổ tỳ vị, trừ ẩm, thư giãn gân cốt, chữa đau khớp, thanh nhiệt, tiêu mủ,... Ăn thường xuyên giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, phòng ngừa tim mạch.
- Táo tàu hoặc táo đỏ, hồng táo (trong Đông y) đã được nhiều nghiên cứu chứng minh là có thể giúp cải thiện giấc ngủ, chức năng não bộ, tăng cường miễn dịch, phòng ngừa ung thư.
Ngoài cháo, buổi sáng bác sĩ Cát còn ăn thêm một quả trứng gà, uống thêm một ly sữa.
2. Làm việc nhà
Bác sĩ Cát rất thích vận động, mỗi ngày sau khi thức dậy bà sẽ bắt đầu dọn dẹp phòng, sắp xếp quần áo,...
Bà coi làm việc nhà như một loại vận động thể chất giúp tăng cường sức khỏe, giảm mệt mỏi nên bà thường dành ra 2 tiếng buổi sáng, trước khi đi làm để dọn dẹp, sắp xếp nhà cửa.
3. Ăn uống và nghỉ ngơi điều độ
Bác sĩ Cát luôn tuân thủ lịch trình do bản thân đặt ra. Bà luôn đi ngủ lúc 10 rưỡi tối và thức dậy lúc 5 giờ sáng, không bao giờ thức khuya muộn hơn 12 giờ đêm.
Về chế độ ăn uống, bác sĩ Cát cho biết mỗi bữa bà chỉ ăn no từ 70-80%, không ăn quá no. Cân nặng của bà luôn được kiểm soát chặt chẽ, dao động từ 65-67kg. Bác sĩ Cát Lâm Nghi cũng không bao giờ uống rượu và hiếm khi ăn đồ chứa quá nhiều gia vị.
Chính thói quen sinh hoạt và ăn uống đều đặn này đã giúp bác sĩ Cát ngăn ngừa béo phì và các bệnh mạn tính hiệu quả, từ đó giúp cơ thể khỏe mạnh, trường thọ.
4. Duy trì thái độ tích cực
Bác sĩ Cát Lâm Nghi cho biết, cách tốt nhất để giữ gìn sức khỏe là duy trì thái độ tích cực, gạt bỏ kịp thời những lo lắng không cần thiết. Đây cũng là lời khuyên bà thường nói với bệnh nhân của mình.
Bác sĩ Cát cho biết, bản thân bà thường tích cực học hỏi những điều mới mẻ, trò chuyện với những người trẻ tuổi để tiếp thu những luồng suy nghĩ mới. Bác sĩ Cát nói: “Tôi thậm chí còn quên mất tuổi thật của bản thân và tưởng mình còn khá trẻ”.
Một cuộc khảo sát cho biết lối sống tích cực là một trong những ‘chìa khoá’ để tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ.
Một nghiên cứu do Đại học Yale, Mỹ thực hiện đã phát hiện ra rằng những người cao tuổi có thái độ tích cực giảm được 40% nguy cơ mắc bệnh so với những người hay có suy nghĩ tiêu cực. Đặc biệt, nghiên cứu chỉ ra rằng những người lớn tuổi có suy nghĩ tích cực về lão hóa và tuổi thọ có thể sống lâu hơn 7,5 năm so với những người có suy nghĩ tiêu cực về lão hóa.
Đời sống & pháp luật